Bài đăng mới nhất

 

36% người Việt Nam được khảo sát có tham gia mua sắm trực tuyến từ 2 đến 3 lần mỗi tháng”, ghi nhận bởi TGM Research trong khảo sát thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu & Việt Nam 2022. Khảo sát được thực hiện trên hơn 12.200 người tiêu dùng đến từ 33 quốc gia.


Tổng quan một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý và những phân tích đúc kết về tiềm năng, triển vọng của thị trường TMĐT tại Việt Nam:

Tần suất mua hàng trực tuyến: Trong 12 tháng qua, nhiều người tiêu dùng thường xuyên tham gia mua sắm trên Internet, 74% số người được khảo sát cho biết họ mua hàng trực tuyến hơn một lần mỗi tháng. Có thể quan sát thấy động lực tăng trưởng đáng kể trong ngành thương mại điện tử Việt Nam khi có đến 38% người tham gia khảo sát cho biết họ mua hàng trực tuyến hàng tuần.

Triển vọng TMĐT ở Việt Nam năm 2022


Thiết bị sử dụng: Điện thoại thông minh là thiết bị được lựa chọn hàng đầu của khách hàng, với 96% người được khảo sát ở Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng trực tuyến. Tỷ lệ sử dụng máy tính cho thương mại điện tử nằm ở mức 47%, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có lượng người sử dụng thiết bị này để mua sắm trực tuyến lớn thứ hai ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương sau Úc.

Sản phẩm bán chạy nhất: Tại Việt Nam, quần áo và phụ kiện được mua sắm nhiều nhất (không phân biệt hình thức trực tiếp hay trực tuyến), với 65% số người khảo sát cho biết họ đã mua những mặt hàng này trong 12 tháng qua. Hơn một nửa số người được khảo sát cũng cho biết các sản phẩm chăm sóc cá nhân là một trong những sản phẩm được mua thường xuyên nhất.

Hoạt động trực tuyến của người tiêu dùng trong 12 tháng qua: Các cửa hàng bán lẻ truyền thống đang nhường chỗ cho thương mại điện tử khi ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn mua hàng trực tuyến. Dựa trên kết quả khảo sát của chúng tôi, 55% số người được khảo sát ở Việt Nam đặt hàng trực tuyến và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc bưu điện. Thị trường thương mại thông qua phát sóng trực tiếp (livestream) cũng đang tăng đột biến, với 38% số người được khảo sát nói rằng họ đã tham dự một sự kiện mua sắm thông qua livestream trong 12 tháng qua. Đây là con số đáng chú ý nhất trong số 33 quốc gia được khảo sát, minh chứng cho sức hấp dẫn của các hình thức bán hàng kết hợp yếu tố giải trí đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Các hình thức khuyến mãi được ưa chuộng : Trong sự cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực thương mại điện tử, các doanh nghiệp phải thật sự sáng tạo trong việc đưa ra các chiến lược khuyến mãi để kích cầu người tiêu dùng. Khảo sát của chúng tôi cho thấy 47% người dân Việt Nam cho rằng giảm giá theo phần trăm (ví dụ: giảm giá 30%) là hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhất. Giảm giá theo số tiền (ví dụ: giảm 50.000 VND cho đơn hàng tiếp theo) cũng được khách hàng ưa chuộng, với 45% người được khảo sát lựa chọn loại hình này. Mặt khác, chỉ có 13% số người tham gia khảo sát lựa chọn mua ngay, trả sau, khiến đây trở thành chiêu thức khuyến mãi kém hấp dẫn nhất đối với khách hàng tại Việt Nam, với chỉ 13% người được khảo sát lựa chọn.

Các yếu tố quan trọng nhất khi mua sắm trực tuyến: Người tiêu dùng tại Việt Nam đặt chi phí thấp và miễn phí vận chuyển là những yếu tố hàng đầu khi mua hàng trực tuyến, với 46% người được khảo sát trả lời như vậy. Giá là yếu tố đứng thứ hai ở mức 43%, cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố này đối với khách hàng. Điều đáng ngạc nhiên là Việt Nam có tỷ lệ người dân quan tâm tính bền vững cao nhất trong số 33 quốc gia được khảo sát (24%), cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có quan tâm về các vấn đề môi trường.

Các phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất khi mua hàng trực tuyến: 37% số người được khảo sát trong nước đã chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng là hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất. Các chính sách ưu đãi, miễn trừ nhiều nhiều loại phí dịch vụ của một số ngân hàng đã khiến cho việc thanh toán bằng chuyển khoản trở thành phương thức được 25% người Việt Nam tham gia khảo sát ưa chuộng, đứng thứ hai sau các phương thức thanh toán khác.

Nền tảng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất : Thương mại điện tử Việt đang được thống trị bởi ba tên tuổi lớn bao gồm Shopee, Lazada và Tiki. Theo khảo sát của chúng tôi, 74% người tham gia cho rằng Shopee là trang thương mại điện tử yêu thích của mình.

Nguồn: CafeF


Cú sốc lạm phát phía cung, phía cầu

GS.TS Trần Ngọc Thơ, trang 25

Lạm phát do cú sốc phía cung: một thế giới mới được định hình bởi những hạn chế nguồn cung dai dẵng sẽ dẫn đến nhiều biến động vĩ mô khó lường, so với cách nghĩ phổ biến trước đây là cú sốc nguồn cung thường là "tạm thời". Chính sách tiền tệ vì vậy không thể ổn định cả lạm phát và tăng trưởng: phải lựa chọn giữa chúng.

Khi lạm phát được thúc đẩy bởi nhu cầu, ổn định lạm phát cũng là ổn định tăng trưởng, không có sự đánh đổi.

Đóng góp của xăng dầu trong lạm phát

TS. Nguyễn Bích Lâm, trang 20

Lạm phát bình quân năm tháng đầu năm ở mức 2.25%, trong đó các mặt hàng xăng dầu và Gas đóng góp khoảng 2 điểm phần trăm. 

Xăng dầu tăng 10% có thể khiến GDP giảm 0.5 điểm phần trăm, lạm phát tăng 0.26 điểm phần trăm.

Xăng dầu chiếm 3.52% tổng chi phí đầu vào của nền kinh tế. Giá cả đầu vào tăng 1%, chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 2.06%.

Đình lạm là gì? 

Đình lạm hay lạm phát đình đốn là tình trạng nền kinh tế có sự kết hợp giữa lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế đình trệ (tăng trưởng thấp). Đình lạm là nguồn cơn của nhiều cuộc khủng hoảng. Đình lạm khiến các nhà hoạch định chính sách rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, vì việc kích thích kinh tế có thể đẩy lạm phát tiếp tục tăng phi mã, còn nếu ưu tiên giảm lạm phát thông qua kìm cương nền kinh tế có thể dẫn đến suy thoái và thất nghiệp cao.

 Một số tóm tắt về bài: "Ngành tôm Việt Nam: Những vấn đề đặt ra" của Thu Hiền tại: https://consosukien.vn/nganh-tom-viet-nam-nhung-van-de-dat-ra.htm

Tham khảo: AGRVIET

Phân tích thị trường tôm Việt Nam

  • Xuất khẩu tôm của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
  • Diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam năm 2021 tương đương năm 2020 với 747 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 121 nghìn ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2021 đạt 970 nghìn tấn, trong đó, sản lượng tôm sú đạt 265 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng là 665 nghìn tấn, còn lại là các loại tôm khác. 
  • Tôm giống: dể đạt sản lượng nuôi tôm như trên, bình quân mỗi năm, ngành Tôm Việt Nam cần khoảng 130 tỷ con giống bao gồm: 100 tỷ con tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ con tôm sú giống. Với 2.063 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ năm 2021, sản lượng đạt 114,5 tỷ con, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, các cơ sở sản xuất tôm giống đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu con giống của các đơn vị chăn nuôi tôm nước lợ.
  • Tôm bố mẹ để sản xuất tôm giống: Việt Nam mới chỉ tự đáp ứng được một phần nhỏ tôm bố mẹ, phải nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ chiếm 53,5%, từ Thái Lan là trên 20%.
  • Kế hoạch năm 2022: mục tiêu phát triển diện tích nuôi đạt 750 nghìn ha, trong đó tôm sú đạt 625 nghìn ha, tôm thẻ chân trắng đạt 125 nghìn ha; phấn đấu sản lượng tôm các loại đạt 980 nghìn tấn, đưa kim ngạch xuất khẩu lên trên 4 tỷ USD, tăng 2,56% so với năm 2021.
  • Giá thành sản xuất: Hiện giá thành sản xuất của Việt Nam vẫn cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân chính là do giá thức ăn nuôi tôm chiếm khoảng trên 65% giá thành sản xuất nuôi tôm công nghiệp, chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ, giá cước vận chuyển vật tư tăng cao, hạ tầng vùng nuôi chưa được đảm bảo.
  • Đầu ra: Mỹ đang là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với trị giá xuất khẩu năm 2021 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020
Top 5 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng từ 15-91% trong giai đoạn này. Hiện, Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%. Bốn tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 291 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. Còn Trung Quốc là thị trường nhập tôm lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tôm trong 4 tháng đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ (Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/xuat-khau-tom-tang-dot-bien-1316364.html)


Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi suất ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam có thể tóm lược qua 5 nội dung sau (theo VNDirect).

  1. Giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ và thế giới. Tăng lãi suất cho vay, đồng USD tăng giá --> giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân và khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp --> Ảnh hưởng đến xuất khẩu.
  2. Khả năng tăng lãi suất huy động bằng VND.
  3. Tăng áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của VN (khoảng 39% GDP cuối năm 2021).
  4. Đầu tư gián tiếp (FII) có khả năng bị hút ròng do lãi suất đồng đô la tăng.
  5. Gây áp lực lên tỷ giá hối đoán của VND.


Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.