May 2018

Có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, tuy nhiên bất cứ ai mua cổ phiếu đều biết đến hoặc nghe nói tới phương pháp phổ biến và đơn giản nhất: chỉ số PE (Giá / lợi nhuận mỗi cổ phần). Tuy nhiên khó có thể nói một cổ phiếu là đắt hay rẻ nếu chỉ dựa vào chỉ số PE.


PE chính là tỉ số thị giá (Price) với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share). PE tỷ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Có nhiều cách để hiểu về PE, theo đúng công thức thì có nghĩa giá cổ phiếu hiện tại cao gấp bao nhiêu lần thu nhập từ cổ phiếu đó, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập doanh nghiệp tạo ra là bao nhiêu, cụ thể hơn thể hơn là sau bao năm đầu tư thì có thể hoàn vốn từ lợi nhuận công ty.

Những cách hiểu trên đúng về công thức, tuy vậy sẽ gặp vấn đề nếu doanh nghiệp lỗ, EPS âm thì PE là bao nhiêu? Rõ ràng nếu một doanh nghiệp thua lỗ thì chúng ta chẳng thể biết đến khi nào mới có thể hoàn vốn đầu tư. Do đó, PE có thể hiểu theo nghĩa đơn giản là cho biết kỳ vọng của nhà đầu tư vào công ty.
PE bao nhiêu là cao, PE bao nhiêu là thấp và PE phù hợp là bao nhiêu?

Nếu so sánh 2 doanh nghiệp cùng ngành, nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty có mức PE cao hơn có nghĩa là họ kỳ vọng mức sinh lời tốt hơn ở công ty này. Hoặc chỉ đơn giản, công ty còn lại đang bị kỳ vọng thấp hơn.

PE có nói lên cổ phiếu rẻ hay đắt?

Có rất nhiều lý do để một công ty có mức PE thấp trong một thời điểm nhất định. Có thể bởi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, khi đó phần E (Earnings) sẽ tăng lên dẫn tới PE thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang được định giá thấp và là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, PE cũng có thể thấp do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (thanh lý tài sản, bán công ty con, nhượng quyền sở hữu đất đai hoặc công nghệ…), những khoản lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty và không có tính lặp lại trong tương lai. Hoặc cũng có thể công ty có PE thấp là do cổ đông hiện hữu của họ không còn thấy khả năng phát triển của công ty, nên tiến hành bán chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm. Những trường hợp này PE thấp có thể kéo dài, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không phải rẻ bởi triển vọng phát triển không sáng.

Ngược lại, chỉ số PE cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức "premium" cho những doanh nghiệp hàng đầu. Và thường những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ phải nói đến cổ phiếu Amazon của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Công ty này chưa từng trả 1 đồng cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và có mức PE luôn ở trên mức 200 trong khi sàn Nasdaq nơi công ty này niêm yết chỉ có mức PE xấp xỉ 25 lần.

PE cao không chỉ là là câu chuyện của riêng Amazon, hầu hết những cổ phiếu công nghệ hàng đầu đều có mức PE trên 50, cho nên việc lấy mức PE của thị trường áp đặt lên PE của từng cổ phiếu hay thậm chí từng ngành đôi khi cũng không chính xác.

Một vấn đề của phương pháp đánh giá PE là không thể áp dụng đối với những công ty có lợi nhuận âm. Khi đó nhà đầu tư chỉ có thể "xuống tiền" nhờ vào việc đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong dài hạn. Ví dụ điển hình nhất là công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk. Công ty này chưa từng báo lãi, thậm chí công ty báo mức lỗ Q1/2018 ở mức kỉ với con số gần 800 triệu USD. Các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục rót vốn để Tesla ở "thì tương lai".

Câu chuyện tương tự tại thị trường Việt Nam, khi công ty thương mại điện tử Tiki liên tục báo lỗ nhưng vẫn được các nhà đầu tư định giá cao. Năm 2017, Tiki ghi nhận mức lỗ 282 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016 công ty cổ phần VNG- Vinagame định giá startup này có ở mức 1.000 (45 triệu USD) tỷ đồng nên đã đầu tư 17 triệu USD đổi lấy 38% cổ phần của Tiki. Tuy làm ăn chưa có lãi, nhưng gần đây JD.com- công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc đã "bơm" 44 triệu USD để sở hữu 22% cổ phần của Tiki.

Ngoài ra, PE đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư. Nhóm ngành thép trên TTCK Việt Nam có PE không cao, ngay cả doanh nghiệp đầu ngành là HPG cũng chỉ có PE chưa đến 10, kém xa PE thị trường chung là 19. Ngược lại, nhóm bán lẻ lại khá hấp dẫn và PE các doanh nghiệp đầu ngành như PNJ thậm chí lên tới 24 nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng trả giá cao để sở hữu. Như vậy, khó có thể nói PE là đắt hay rẻ mà chỉ đơn giản là phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Sử dụng phương pháp PE sao cho hiệu quả?

Phương pháp PE chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành, và nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá. Về mặt lý thuyết, nhà đầu tư nên lấy trung bình tỷ lệ PE trong khoảng thời gian vài năm để xây dựng một tỷ lệ PE tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Thậm chí ngay cả khi so sánh PE của 2 doanh nghiệp cùng ngành vẫn có những vấn đề mà phương pháp này chưa thể giải đáp. Giả dụ công ty A và B là 2 công ty cùng ngành, có cùng mức EPS, và có cùng mức giá ở trên thị trường vậy thì việc mua cổ phiếu của công ty A hay công ty B cũng không có sự khác biệt?

Nhà đầu tư cần xem xét đến cơ cấu vốn của 2 công ty để biết được nên đầu tư vào đâu. Giả dụ Công ty A sử dụng nợ vay nhiều hơn, đồng nghĩa với việc họ phải trả chi phí tài chính nhiều hơn, mà vẫn mang lại cùng một mức lợi nhuận. Điều đó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty A là tốt hơn, và dĩ nhiên nhà đầu tư nên bỏ tiền vào công ty A thay vì công ty B.

Do vậy nhà đầu tư sử dụng phương pháp PE cũng cần linh hoạt trong cách sử dụng, không nên áp đặt một cách khiên cưỡng khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung. Nhà đầu tư khó có thể so sánh các doanh nghiệp khi không thể đưa về cùng một hệ quy chiếu. Cũng như khi chọn mua nhà, giá cả của mỗi khu đất có thể tùy thuộc vào diện tích đất sử dụng, có gần những dịch vụ cơ bản (bệnh viện, trường học, công viên) hay không, có tiềm năng tăng giá hay không; hay đôi khi chỉ là hàng xóm xung quanh có tốt hay không?

Nguồn: Tri thức trẻ

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một vài nhà đầu tư như George Soros, Warren Buffett…có thể trở thành tỷ phủ trong khi những người khác chỉ có được kết quả "bình bình"?

Sức mạnh của đầu tư trong việc tạo dựng tài sản và đạt được các mục tiêu giàu có dài hạn đã được chứng minh rất thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng tận dụng được hết các lợi thế đó. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa nhà đầu tư thành công và những người còn lại?

Sự khác biệt giữa nhà đầu tư thành công và không thành công ở tính nguyên tắc đầu tư của họ

Dưới đây là 6 thói quen đã được chia sẻ lại từ các nhà đầu tư chứng khoán thành công:

1. Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào

Thông thường, mỗi đợt thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu. Nhóm này tăng rất mạnh, tạo ra sự lan toả đến toàn thị trường để một vài nhóm cổ phiếu khác tăng theo – khi đó chỉ số cũng lên và ngược lại.

Chẳng hạn, trong một thị trường uptrend, bản thân nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường tăng gấp 3-4 lần thị trường chung. Tức là nếu thị trường tăng 20% thì nhóm này có thể tăng đến 70-80%. Chính vì vậy việc lựa chọn được nhóm cổ phiếu dẫn dắt để đi theo là một điều rất quan trọng trong đầu tư.

2. Kết hợp đồ thị và lựa chọn đúng thời điểm để đầu tư

Đôi khi trên chứng trường, nhiều nhà đầu tư vẫn đặt ra thắc mắc rằng tại sao họ đã lựa chọn những công ty tốt nhất để mua cổ phiếu, nhưng sau đó thị giá vẫn suy giảm. Theo quan điểm của tác giả, mua cổ phiếu của công ty tốt chưa đủ, một trong những yếu tố quan trọng khác là "phải chọn đúng thời điểm".

Sử dụng phân tích kỹ thuật với các biểu đồ thống kê biến động của chỉ số chứng khoán từ 50 đến 150 phiên có thể giúp nhà đầu tư nắm bắt xu thế. Trong đó, giả sử đường màu xanh nước biển trên biểu đồ tượng trưng cho diễn biến của 50 phiên giao dịch, còn màu xanh lá cây hiển thị 150 phiên.

Khi đường xanh nước biển nằm phía trên màu xanh lá cây, thị trường đang trong xu hướng tăng và ngược lại. Những loại biểu đồ thế này nhà đầu tư có thể dùng thông qua một số phần mềm có sẵn và chỉ cần nhập số liệu. Dù là tự thống kê hay nhờ phần mềm xử lý, hãy cố gắng nhận ra kịp thời triết lý "luôn mua cổ phiếu trong xu thế tăng và lập tức bán ngay khi nhận ra đà giảm bắt đầu".

3. Học cách nhanh chóng, dứt khoát chớp lấy thời cơ trong công cuộc đầu tư

Trong cuộc sống luôn có hàng ngàn cơ hội tốt đến với chúng ta mỗi ngày. Cơ hội vốn dĩ đến nhiều hơn khả năng mà chúng ta có thể nắm bắt. Cơ hội bao gồm công việc, đầu tư và cả tình yêu. Tất nhiên, chúng ta không thể dành tình yêu cho bất cứ ai mà mình gặp.

Bạn cũng không thể làm mọi công việc trên đời. Và bạn cũng không thể thực hiện mọi khoản đầu tư. Rất nhiều cơ hội không hấp dẫn, vì thế hãy lưu ý đến những cơ hội mà bản thân thấy hấp dẫn có thể đem lại kết quả tốt nhất. Khi đó hãy tập trung toàn lực vào bất cứ vấn đề nào đó, cánh cửa cơ hội - hay còn gọi là khoảng thời gian mà bạn có thể thực hiện là vô cùng khan hiếm.

Bạn có thể gặp ai đó mà mình thích nhưng bạn chỉ có 30 giây để giới thiệu về bản thân hoặc người đó sẽ đi ra khỏi cuộc đời bạn mãi mãi. Một công việc hấp dẫn cũng sẽ không chờ bạn mãi mãi mà có rất nhiều người cạnh tranh với bạn. Tương tự như thế, cánh cửa đầu tư cũng có thể đóng lại hàng ngày, hàng giờ, hay thậm chí hàng giây…

Dù cho cơ hội bạn đang tìm kiếm là gì, nếu như bạn không hành động dứt khoát để giành lấy nó, người khác sẽ làm thay bạn. Bạn phải cởi mở để đón cơ hội, sẵn sàng giành lấy chúng và sẵn sàng tiến về phía trước. Nếu không, sẽ luôn có người giành mất của bạn.

4. Chăm chỉ học hỏi không ngừng và luôn tâm niệm rằng không bao giờ có sự hoàn hảo tuyệt đối

Trong mọi khía cạnh cuộc sống, chúng ta luôn đi tìm kiếm sự hoàn hảo đạt đến tột độ. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định thực tế, sẽ không thể có câu trả lời chính xác cho mọi câu hỏi mà thay vào đó là nhiều kết quả xảy ra dưới hình thức của thành công hoặc thất bại.
Chăm chỉ học hỏi và tâm niệm rằng không có sự hoàn hảo tuyệt đối trên TTCK
Cũng như vậy, trên trên thị trường chứng khoán đôi khi sẽ không bao giờ có sự hoàn hảo tuyệt đối. Nhà đầu tư không thể mua tất cả cổ phiếu khi giá của chúng xuống thấp và cũng không thể bán ra toàn bộ khi cổ phiếu lên cao. Nếu chúng ta quản lý đầu tư theo kiểu này, ta chỉ có thể dựa vào may mắn.

Ai cũng có những lúc đưa ra quyết định sai, thậm chí rất nhiều lần. Trong đầu tư chứng khoán, ta có thể sai nhiều hơn số lần đúng và thành công. Đó là lý do mỗi nhà đầu tư cần phải liên tục cải thiện bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

5. Đừng để lòng tham và nỗi sợ hãi lấn át đi mục tiêu dài hạn trong đầu tư

Những cảm xúc rất đỗi bình thường có lẽ lại là kẻ thù lớn nhất của một nhà đầu tư. Do đó, chìa khóa để thành công trong giới đầu tư, dù bạn đang đầu tư dài hạn hay lướt sóng, là sự kỷ luật. Mọi giao dịch phải nằm trong một kế hoạch. Bạn phải biết chính xác mình sẽ bán chứng khoán ở mức giá nào, cao hay thấp.

Đừng để lòng tham và sự sợ hãi lấn áp nguyên tắc đầu tư

Tốt hơn vẫn nên đặt các lệnh dừng với mỗi lệnh mua, bởi vì ngay khi thị trường bắt đầu biến động, mọi thứ trở nên khó nắm bắt. Mọi người thường nghĩ việc lựa chọn điểm rơi để vào giao dịch là khó nhưng thực ra xác định điểm rơi để ra khỏi giao dịch mới khó hơn rất nhiều. Bạn cứ tưởng việc chốt lãi hoặc cắt lỗ là dễ, nhưng một khi bạn nắm giữ một cổ phiếu biến động nhanh, nỗi sợ hãi và lòng tham sẽ nhanh chóng làm bạn thiếu sáng suốt và dễ dàng thua lỗ.

6. Nếu bạn có một vị thế thua lỗ khiến bản thân cảm thấy lo lắng không còn tâm trí làm việc khác, hãy thoát ngay lâp tức. Vì bạn luôn có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Các thiên tài đầu tư cho rằng, các nhà giao dịch có hai tài sản quan trọng cần phải bảo vệ. Đó là vốn và niềm tin. Giao dịch mà khiến bạn lo lắng, mất ngủ, đó không phải là giao dịch. Nó sẽ bào mòn sức khỏe và niềm tin trong bạn. Còn tiền là còn hy vọng – đừng bao giờ để thua lỗ quá nặng nề khiến ta không còn cơ hội quay lại thị trường.

Nguồn: Tri thức trẻ

Không phải lúc nào cũng nên có mặt trên thị trường, có giai đoạn chúng ta cần giao dịch một cách năng động nhưng cũng có giai đoạn càng hạn chế giao dịch càng tốt. Tùy từng giai đoạn để chúng ta cần có kế hoạch, chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu quả khi đúng và tối thiểu hóa rủi ro khi sai.
Thiết lập nguyên tắc và tuân thủ nguyên tắc trong đầu tư chứng khoán là rất cần thiết
Trước đây, khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán, gần như ngày nào tôi cũng chăm chú vào bảng điện, soi chart, xem diễn biến thị trường, cổ phiếu từng giây, từng phút và có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Điều này dẫn tới việc tôi hay bị loạn chưởng, bị cuốn vào các giao dịch quá ngắn hạn mà vô tình che mất tầm nhìn dài hơn, xu hướng lớn hơn và nhất là hay bị bảng điện, cảm xúc dẫn dắt, dễ hưng phấn mua khi tăng, hoảng sợ bán khi giảm và mua bán các cổ phiếu không theo nguyên tắc đặt ra. Vì vậy tôi bị thua lỗ, loạn chưởng trong những năm đầu tiên vào chứng trường.

Trải qua thời gian trải nghiệm, rèn luyện và nhất là nhờ các sai lầm, thua lỗ tôi rút ra các bài học, giải pháp để dần dần phát triển phương pháp đầu tư, kĩ năng giao dịch sao cho phù hợp, hiệu quả với bản thân. Một trong những kinh nghiệm quan trọng tôi nhận thấy là việc phải biết khi nào nên tích cực giao dịch, đầu tư với tỉ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và khi nào thì hạn chế, giảm tỉ trọng, quy mô vị thế xuống, thậm chí là thoát hẳn ra ngoài để thoải mái, bình thản phân tích, chờ những cơ hội mới.

Giai đoạn nào nên giao dịch năng động?

Thời điểm nào thì nên giao dịch sôi động?
Khi gặp giai đoạn thuận lợi với một số trường hợp dưới đây, tôi sẽ giao dịch mạnh, thậm chí dùng margin cao để tận dụng cơ hội:

  • Thị trường có xu hướng tốt, trong uptrend
  • Phương pháp của tôi phù hợp với giai đoạn này
  • Tỉ lệ chiến thắng của tôi ở mức cao, ví dụ mua vào 5 cổ phiếu mà lãi tới 4

Giai đoạn nào nên hạn chế giao dịch?

Thời điểm nào nên dừng giao dịch?
Khi gặp giai đoạn khó khăn với một số trường hợp dưới đây, tôi sẽ giảm giao dịch, hả tỉ trọng, thậm chí thoát hẳn khỏi thị trường chờ đợi cơ hội mới:

  • Thị trường có xu hướng xấu, trong downtrend
  • Phương pháp của tôi không phù hợp với giai đoạn này
  • Tỉ lệ chiến thắng của tôi thấp, ví dụ mua vào 5 cổ phiếu mà lỗ tới 4

Lợi ích của việc thoát ra sớm khi cổ phiếu xuất hiện tín hiệu bán
Tại sao tôi thường rất quyết đoán bán ra khi cổ phiếu vi phạm các nguyên tắc bán của mình hoặc xuất hiện rủi ro hoặc đơn giản là tôi cảm thấy không thoải mái, stress khi nắm giữ vị thế đó. Dưới đây là 1 số lợi ích mà tôi đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc bán sẽ mang lại cho nhà đầu tư:

  1. Tránh thua lỗ thêm: Việc thoát ra sớm giúp tôi tránh thu lỗ thêm nếu cổ phiếu tiếp tục giảm, biến động ngắn hạn khó lường nên tôi xác định tuân thủ nguyên tắc chứ không dự đoán.
  2. Tránh chôn vốn: Nếu không bán sớm, tiếp tục nắm giữ vị thế cũ thì khi xuất hiện 1 cổ phiếu mới đáp ứng tiêu chí mua của tôi, tôi dễ bị chôn vốn vì không kịp hoặc khó chuyển đổi kịp qua cổ phiếu mới. Lý do là vì cổ phiếu cũ đã giảm mạnh, lúc này tâm lý sẽ khó dám bán vì bán thì sợ trúng đáy, mua cổ phiếu mới thì không chắc tăng được không.
  3. Tinh thần thoải mái, tránh stress, áp lực dễ dẫn tới các quyết định sai lầm tiếp theo. Nếu tiếp tục nắm giữ vị thế mà không bán sớm khi xuất hiện rủi ro, tôi dễ bị stress, áp lực khi giá tiếp tục giảm. Sai lầm sẽ dễ nỗi tiếp sai lầm vì khi đó trí không còn minh mẫn, cảm xúc tác động mạnh.

Chẳng hạn ở giai đoạn vừa qua, nửa cuối tháng 4/2018, tôi tránh được cú rơi mạnh ngắn hạn mặc dù không dự đoán được thị trường sẽ giảm và bản thân tôi cũng không bao giờ dành nhiều thời gian để dự đoán thị trường vì rất khó để dự đoán được những biến động ngắn hạn. Tôi luôn dành thời gian để tập trung quản lý danh mục của mình hơn là dự đoán điều gì xảy ra, nhận thấy các cổ phiếu trong danh mục hoặc dự định mua mới xuất hiện rủi ro hoặc vi phạm nguyên tắc bán nên tôi đã kỷ luật, quyết đoán bán ra nhằm bảo toàn vốn hoặc lợi nhuận. Nhờ vậy, tôi may mắn thoát được giai đoạn giảm vừa qua.

Như HDB tôi bán vùng 46-48 nay chỉ còn 40, HDG bán vùng 48-49 nay còn 40, VHC bán vùng 73-74 nay còn 51. Rõ ràng mặc dù tôi không dự đoán được thị trường và giá cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng nhờ kỷ luật nên đã tránh được một nhịp rơi mạnh 20-30%.

Trước đây tôi từng thua lỗ nhiều lần như này, điển hình như các đợt sóng giảm mạnh tháng 6/2013, biển Đông tháng 4/2014, tỷ giá tháng 8/2015. Nhưng nhờ kiên trì rèn luyện, xem thất bại như bài học, xây dựng các nguyên tắc, rèn khả năng kiểm soát cảm xúc, tuân thủ kỷ luật nên tôi đầu tư ngày càng tốt lên, đạt được sự tăng trưởng tốt mà bền vững, ít rủi ro. Và tôi tin mọi người cũng sẽ thành công nếu có sự kiên trì, có những nguyên tắc đúng đắn và tuân thủ 1 cách chặt chẽ.

Hiện tôi vẫn đang theo dõi chứ chưa giải ngân mới vì chưa thấy cổ phiếu nào chuẩn theo phương pháp của tôi xuất hiện cũng như không cố gắng tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường bị nhiễu, biến động mạnh, xác suất chiến thắng thấp. Tôi chỉ xác định tham gia khi có cơ hội lớn, tỉ lệ cơ hội:rủi ro đáp ứng tiêu chuẩn của mình.

Tôi thường suy nghĩ như này: lúc trời nắng, khô ráo thì chúng ta mới nên ra đường, mới có thể đi với một tốc độ cao để nhanh tới đích, còn khi trời mưa to, gió lớn thì nên hạn chế đi lại, giảm ngay tốc độ hoặc tìm ngay chỗ trú, thậm chí nếu có bão thì phải tìm nơi an toàn để ẩn nấp, chờ bão qua, trời đẹp ta lại tiếp tục hành trình. Quan trọng là phải sống sót thì mới có thể viết tiếp ước mơ.

Điều tôi muốn chia sẻ là mọi người hãy nên có nguyên tắc, chiến lược để biết khi nào mình nên giao dịch 1 cách năng động, khi nào nên hạn chế giao dịch. Chúng ta hãy tuân thủ 1 cách kỷ luật các nguyên tắc đặt ra, nhằm tránh bị các biến động ngắn hạn cuốn vào, tránh bị cảm xúc, bảng điện dẫn dắt để đạt được mục tiêu đầu tư vừa an toàn vừa hiệu quả.

Bản chất thị trường chứng khoán là những hành vi tâm lý lặp đi lặp lại, vì vậy chúng ta nên ghi chép lại những sai lầm, những bài học và đề ra giải pháp để tránh lặp lại những sai lầm đó trong tương lai. Thị trường giảm mạnh khiến ta hoảng sợ, thị trường tăng mạnh lại khiến chúng ta hưng phấn, tham lam. Cảm xúc sẽ đi theo biến động thị trường, biến động giá của cổ phiếu. Rồi rất nhanh thôi, khi thị trường tăng, nhiều nhà đầu tư sẽ lại quên đi những sai lầm của quá khứ và rồi lại “sai mà như chưa từng sai”.

Ghi chú: bài viết này được đăng lại của thành viên Vngrowth của diễn đàn F319

Hòa Phát có "trường trận", tiềm lực tài chính mạnh của Hòa Phát được đầu tư trải rộng trên thị trường toàn quốc, ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành thép trong khi đó, Pomina tập trung nguồn lực tài chính đầu tư nâng cao vị thế và thị phần tập trung ở một dòng sản phẩm chuyên biệt đó là thép xây dựng để thực sự chiếm ưu thế vượt trội tại một thị trường khu vực.
Sự khác biệt về tiềm lực tài chính giữa Thép Kyoei và Pomina đã dẫn đến đối sách chiến lược đề ra là khác nhau khi họ phải đối đầu với sự tấn công của Tập đoàn Hòa Phát, với Thép Kyoei đó là đại chiến toàn diện, với Pomina đó là quyết đấu tập trung
Sau khi đã củng cố vững chắc vị thế số 1 thị phần thép xây dựng ở thị trường miền Bắc và tích lũy được tiềm lực tài chính rất mạnh, Tập đoàn Hòa Phát đã thực hiện kế hoạch tiến chiếm thị trường thép xây dựng phía Nam thông qua đầu tư Đại dự án thép ở Dung Quất, Quảng Ngãi từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 52.000 tỷ đồng và công suất dự kiến lên tới 4 triệu tấn/năm. Việc tiến vào thị trường thép xây dựng phía Nam của Hòa Phát đã đe dọa đến những công ty đang chiếm giữ vị thế hàng đầu trên thị trường này như Thép Kyoei và Pomina và buộc các công ty này phải đưa ra đối sách chiến lược của mình. Vậy khi gặp một đối thủ rất mạnh là Tập đoàn Hòa Phát, các công ty Thép Kyoei và Pomina đã đưa ra đối sách chiến lược ứng phó như thế nào?

Cơ cấu sản phẩm thép của Đại dự án thép Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát

Trong tổng công suất dự kiến 4 triệu tấn/năm của Đại dự án thép Dung Quất, Quảng Ngãi của Hòa Phát, dự kiến sẽ gồm 2 triệu tấn thép dài/năm, bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao (đáp ứng nhu cầu của các ngành chế biến ốc vít, bu lông, thép rút dây....), và 2 triệu tấn/năm thép dẹt cán nóng HRC phục vụ cơ khí chế tạo, sản xuất tôn mạ. Theo tiến độ, dây chuyền cán thép đầu tiên công suất 600.000 tấn/năm sẽ đi vào hoạt động trong tháng 5/2018, tháng 7/2018 sẽ vận hành nhà máy cán thép đầu tiên. Dự kiến, năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án với tổng công suất là 4 triệu tấn thép.

Như vậy, có thể thấy, trong tổng công suất 4 triệu tấn thép/năm của Đại dự án thép Dung Quất của Hòa Phát, dự kiến chỉ có 1 triệu tấn thép xây dựng cung ứng cho thị trường thép xây dựng ở miền Nam. Công suất thép xây dựng này gần bằng công suất thép hiện tại của Công ty Pomina (1,1 triệu tấn) hay Vinakyoei. Với dòng thép chất lượng cao dùng trong công nghiệp hay thép dẹt cán nóng HRC, Hòa Phát sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Pomina hay Vinakyoei mà thay vào đó, sẽ cạnh tranh trực tiếp với Formosa.
Hòa Phát dùng trường trận, Pomina dùng đoản binh trong chiến lược cạnh tranh trên thị trường thép Việt Nam
Đối mặt với sự tấn công của Tập đoàn Hòa Phát vào thị trường thép xây dựng chủ lực của mình, Thép Kyoei và Pomina đã nhanh chóng đưa ra đối sách chiến lược của mình. Xuất phát điểm của Thép Kyoei và Pomina là hai công ty rất khác nhau về tiềm lực, đặc biệt là tiềm lực tài chính. Và điều này đã đưa đến những đối sách chiến lược khác nhau về cơ bản.

Hòa Phát dùng "trường trận", Pomina dùng "đoản binh"

Trong quá khứ, Pomina đã từng là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam và có thị phần cao hơn Tập đoàn Hòa Phát. Tại thời điểm năm 2010, Pomina chiếm 17% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong khi đó, Hòa Phát mới chỉ chiếm 12% thị phần. Đến năm 2016, Hòa Phát đã bứt phá mạnh mẽ và vượt lên thị phần số 1 với 22% thị phần, trong khi Pomina chỉ còn chiếm 12% thị phần thép xây dựng toàn quốc. Tại thời điểm 15/5/2018, Tập đoàn Hòa Phát có giá trị vốn hóa thị trường là 84.034 tỷ đồng, gấp 26,5 lần giá trị thị trường của Công ty Thép Pomina (3.167 tỷ đồng) cho thấy tiềm lực tài chính của Hòa Phát là vượt trội gấp nhiều lần so với Pomina.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có câu "Địch dùng trường trận thì ta dùng đoản binh", đây là phương châm chiến lược phù hợp của một đối thủ nhỏ yếu hơn khi gặp một địch thủ mạnh, cũng là phương châm mà Nhà Trần đã dùng để đối đầu với đạo quân của Đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh.

Hòa Phát có "trường trận", tiềm lực tài chính mạnh của Hòa Phát được đầu tư trải rộng trên thị trường toàn quốc, ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành thép (ngoài thép xây dựng còn có ống thép và tôn mạ, dự kiến trong tương lai sẽ có thép dẹt cán nóng HRC, thép chất lượng cao) và ở nhiều lĩnh vực đa ngành (như bất động sản, nông nghiệp hay nội thất), trong khi đó, Pomina có tiềm lực yếu hơn, chính vì vậy, phương châm phù hợp là sử dụng "đoản binh".

Pomina sử dụng "đoản binh", đó là cố gắng tạo ra ưu thế sức mạnh vượt trội không phải ở thị trường toàn quốc, ở nhiều dòng sản phẩm ngành thép, mà là tập trung ở phân khúc trọng điểm là thép xây dựng và tập trung tại thị trường khu vực trọng điểm là thị trường miền Nam. Chiến lược của Pomina là tập trung nguồn lực tài chính đầu tư nâng công suất luyện phôi và cán thép xây dựng ở thị trường miền Nam, nhằm đạt được vị thế và sức mạnh vượt trội ở phân khúc này và tại thị trường khu vực này so với các đối thủ còn lại, trong đó có Hòa Phát.

Báo cáo thường niên năm 2017 của CTCP Thép Pomina đã công bố các bước đi chiến lược đầu tư cụ thể của công ty đến năm 2020 đó là: (1) Dự án nhà máy luyện phôi 800 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 65 triệu USD, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 2/2019, (2) Dự án cán thép 500 ngàn tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến 50 triệu USD, dự kiến đưa vào hoạt động 12/2019. Các dự án này được thực hiện theo mô hình tích hợp dọc từ luyện phôi đến cán thép xây dựng.

Khi dự án này hoàn thành, công suất cán thép xây dựng của Pomina sẽ đạt khoảng 1,6 triệu tấn, dự kiến cao hơn 60% công suất thép xây dựng từ Dự án thép Dung Quất của Hòa Phát ở thị trường phía Nam và cho phép Pomina đạt được vị trí thị phần số 1 ở thị trường thép xây dựng miền Nam, vượt lên trên Tập đoàn Hòa Phát, Vinakyoei hay Posco SS.

Mặc dù các dự án luyện phôi thép sử dụng lò điện hồ quang EAFcủa Pomina ở hiện tại có đặc trưng là bất lợi về chi phí so với công nghệ lò cao BOF của Hòa Phát, nhất là đặt trong bối cảnh công nghệ lò điện EAF thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn lò cao BOF và giá điện ở Việt Nam có xu hướng tăng, tuy nhiên, một ưu điểm quan trọng đó là, tính đến thời điểm hiện tại, Pomina đã thu hồi vốn đáng kể đầu tư vào tài sản cố định trước đây (tài sản cố định đã khấu hao được 56% tính đến cuối quý I/2018), từ đó, góp phần tạo ra lợi thế đáng kể về giá thành so với những đối thủ đầu tư dự án mới như Hòa Phát. Lợi thế về giá thành sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược cạnh tranh về giá để giúp Pomina có thể chiếm lĩnh được thị phần số 1 ở thị trường miền Nam.

Như vậy, để thành công trong bối cảnh tiềm lực tài chính còn hạn chế so với Hòa Phát, Pomina sẽ phải hết sức tập trung nguồn lực tài chính của mình vào đầu tư nâng cao vị thế và thị phần tập trung ở một dòng sản phẩm chuyên biệt đó là thép xây dựng để thực sự chiếm ưu thế vượt trội tại một thị trường khu vực phía Nam thay vì toàn quốc.

Hòa Phát dùng "trường trận", Thép Kyoei cũng dùng "trường trận"

Tập đoàn Thép Kyoei là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu về sản xuất thép của Nhật Bản được thành lập năm 1947 với lịch sử  hoạt động lâu đời, công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính rất mạnh, hiện là một trong 10 công ty thép lớn nhất Nhật Bản. Công ty này đã thâm nhập thị trường thép xây dựng ở Việt Nam qua việc tham gia thị trường thép phía Nam với việc thành lập liên doanh là Công ty TNHH Thép Vina Kyoei vào tháng 01/1994 và hiện tại Vinakyoei chiếm giữ khoảng 19% thị phần thép xây dựng ở thị trường phía Nam.

Sau khi đã chiếm giữ vị thế mạnh ở thị trường thép xây dựng miền Nam, năm 2012, Thép Kyoei tiến ra Bắc để trở thành một công ty có thị phần thép xây dựng bao phủ toàn quốc thông qua việc thành lập Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC)  năm 2012, xây dựng một nhà máy luyện cán thép chất lượng cao với tổng vốn đầu tư là 218 triệu USD (tương đương 4.578 tỷ đồng). Đại bản doanh các nhà máy thép ở miền Bắc của Kyoei đặt ở tỉnh Ninh Bình.

Đứng trước việc Hòa Phát tấn công vào thị trường chủ lực của mình ở miền Nam, Thép Kyoei đã thực hiện chiến lược tấn công chéo, qua đó, tăng cường áp lực cạnh tranh, tấn công vào "đại bản doanh" của Tập đoàn Hòa Phát là thị trường thép xây dựng miền Bắc, với một kế hoạch đầu tư mở rộng mạnh mẽ ở miền Bắc thông qua việc thâu tóm 65% cổ phần CTCP Thép Việt Ý, qua đó, gia tăng được thêm 4% thị phần thép và phôi thép toàn quốc, và thực hiện các kế hoạch đầu tư mở rộng mạnh mẽ ở cả KSVC và Thép Việt Ý để cân bằng áp lực cạnh tranh với Hòa Phát ở cả hai miền. Có thể nói, cạnh tranh giữa Hòa Phát và Thép Kyoei là cuộc đại chiến toàn diện trên thị trường thép xây dựng ở cả miền Bắc và miền Nam, để phấn đấu có được vị thế số 1 về thị phần cộng gộp (cả hai thị trường Bắc và Nam).

Thép Kyoei sở dĩ có thể thực hiện sự cạnh tranh toàn diện này (khác với chiến lược cạnh tranh tập trung của Pomina) là do họ có sự tương đồng khá toàn diện với Tập đoàn Hòa Phát: có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ tiên tiến, có thị phần lớn ở cả hai miền. Nói cách khác, Thép Kyoei sử dụng "trường trận" để đấu với "trường trận" của Tập đoàn Hòa Phát. Rất có thể trong tương lai, Thép Kyoei sẽ còn mở rộng danh mục sản phẩm thép ở Việt Nam sang các sản phẩm và phân khúc khác (ví dụ như Ống thép và Tôn mạ), để tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả nhất với Tập đoàn Hòa Phát.

Như vậy, sự khác biệt về tiềm lực tài chính giữa Thép Kyoei và Pomina đã dẫn đến đối sách chiến lược đề ra là khác nhau khi họ phải đối đầu với sự tấn công của Tập đoàn Hòa Phát, với Thép Kyoei đó là đại chiến toàn diện, với Pomina đó là quyết đấu tập trung.

Nguồn: Tri thức trẻ

Chỉ số alligator được tổng hợp từ 3 đường SMA 5, 8 và 13. Dấu hiệu nhận biết đầu tư theo chỉ số Alligator là khi 3 đường SMA này bắt đầu tách ra và gia tăng khoảng cách thì thị trường bùng nổ.

Cá sấu có điều gì thú vị?
Cá sấu là một loài vật đã tồn tại rất lâu trên thế giới này từ thời khủng long. Trong khi các "bạn bè" cùng thời của chúng đã tuyệt chủng từ rất lâu, nhưng những con cá sấu vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, một sự thật đáng ngạc nhiên là cá sấu có rất nhiều điều mà các nhà đầu tư chứng khoán cần học hỏi…

Cá sấu là loài săn mồi thông minh. Nó nằm im chờ đợi và kiên nhẫn hàng tuần cho đến khi một con mồi vô ý đến gần và trở thành bữa ăn của nó.
Theo nhiều báo cáo khoa học chuyên sâu thì cá sấu là loài động vật đáng gờm nhất đã từng tồn tại. Nếu tìm hiểu kỹ ắt hẳn chúng ta sẽ biết chúng vốn là động vật săn mồi thành công nhất trên trái đất đã tồn tại qua hơn 200 triệu năm (bên cạnh con người).
Chiến thuật đầu tư theo chỉ số alligator
Thuyết tiến hóa của Charles Darwin cũng chỉ ra rằng, loài cá sấu vốn thường có hàm răng dài sắc nhọn, có bộ da dày, có thể chống chọi với mọi sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhưng trên hết đó là khả năng săn mồi của nó. Cá sấu luôn có thói quen lựa chọn con mồi. Không phải con mồi nào nó cũng ra tay. Nó sẽ lựa chọn con mồi yếu nhất, và khả năng chiến thắng của nó là cao nhất. Lúc đó nó mới âm thầm tiến tới và xử lý con mồi yếu đuối của mình.  Loài cá sấu nước mặn cũng có thể được xem là một "tay bắn tỉa " cừ khôi của tự nhiên…. Chúng chỉ cần ăn mỗi tuần một lần, bởi vì chúng giết một con mồi chất lượng hơn là nhiều con mồi kém chất lượng.
Trong đầu tư cũng vậy. Bạn đang đi tìm kiếm lợi nhuận, thực ra cũng giống như cá sấu đi săn mồi vậy. Hãy tập trung tấn công khi con mồi yếu đuối nhất, khả năng sống sót và chiến thắng của bạn mới cao được. Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng như một con quái vật khổng lồ. Có những lúc nó mơ màng như buồn ngủ, nhưng cũng có lúc điên cuồng, dữ tợn. Nó sẽ phá tan mọi loại tài khoản, các số dư, những niềm hy vọng, sự ảo tưởng của đa phần các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm chinh chiến và chưa vững tinh thần.
Nói tới đây, các bạn cũng thấy chúng ta có cả tỷ điều cần học từ cá sấu để cải thiện các phương pháp giao dịch ngày một hoàn thiện hơn. Giờ chúng ta hãy cùng nhau khám phá vài điều sau đây…
Những điều nhà đầu tư có thể học được từ cá sấu – "hình mẫu" tốt nhất cho 1 nhà đầu tư

1. Đỉnh cao của sự kiên nhẫn
Nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffet từng nói "Nếu có sự kiên nhẫn, bạn sẽ giữ được chiếc đầu lạnh trong khi người khác đang phát điên". Kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong đầu tư, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết điều này, hoặc biết nhưng cũng khó có thể thực hiện được. Trong bối cảnh các chiến lược đầu cơ ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng với mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh thì việc kiên nhẫn duy trì một khoản đầu tư trở thành một điều xa xỉ.
Giống như trong tự nhiên, cá sấu tuyệt đối không bơi vòng vòng đầm lầy để săn mồi, mà sẽ nằm đó chờ những con mồi lớn tự động dẫn xác đến (một con bò hay con trâu khát nước, thậm chí là một người nào đó bất cẩn). Nói đến đây thì nhà đầu tư chúng ta cần phải học được tính cách kiên nhẫn chờ thời cơ, tính kỷ luật khi tuân thủ theo một kế hoạch và khôn khéo tiết kiệm sức lực của cá sấu trong giao dịch. Cá sấu có tỉ lệ thành công khi săn mồi cực cao bởi vì nó biết kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội "dễ dàng", con mồi gần như đã nạp mạng. Sau đó nó hành động cực nhanh và bất ngờ, lạnh lùng, cực quyết đoán với sự tự tin không chần chừ tóm lấy con mồi, kết thúc quyết liệt không cho con mồi bất kỳ cơ hội thoát nào.

2. Không giao dịch quá nhiều
Cá sấu gần như chỉ cần ăn mỗi tuần một lần bởi vì chúng giết một con mồi chất lượng hơn là nhiều con mồi kém chất lượng. Điều này khá hợp lý vì kiểu gì chẳng phải tốn công rình rập con mồi nên cứ tập trung vào các con to sẽ mang lại "lợi nhuận" lớn hơn.
Hầu hết nhà đầu tư không thể điều khiển được thị trường. Cái chúng ta có thể điều khiển chính là bản thân chúng ta. Hãy kiềm chế cảm xúc và để giành tài khoản cho đến khi một cơ hội mười mươi xuất hiện. Đây chính là cách chúng ta đạt được tỉ lệ thành công cao, thay vì "buy – hold" vào cả trăm lệnh vụn vặt một tuần, rồi đốt cháy tài khoản trước cả khi con mồi thật sự xuất hiện.

3. Khả năng quản trị rủi ro và thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh
"Rất khó dùng cùng một cách mà bẫy được cá sấu lần thứ 2". Các nhà nghiên cứu trong tài liệu sự sống phi thường của loài cá sấu chia sẻ. Họ thường phải thay đổi cách đặt bẫy liên tục, vì cá sấu thích nghi cực kỳ nhanh với hầu hết thay đổi.
Như vậy ngoài tính kiên nhẫn, kỷ luật trong săn mồi, khả năng lờ đi cơn đói hàng tuần và tiết kiệm năng lượng giữa các lần săn… thì khả năng thích nghi nhanh cũng là một bản năng sống còn của loài cá sấu. Giờ chúng ta chả ngạc nhiên gì khi chúng tồn tại đến 200 triệu năm.
Để chiến thắng trên thị trường chứng khoán cũng vậy. Là một nhà đầu tư chúng ta cũng phải học cách quản trị tốt rủi ro và thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị trường. Bởi thị trường tài chính, nơi mà các lứa NĐT mới - cũ tồn tại đan xen, luôn thay đổi đến chóng mặt. Việc luôn giữ lấy những phương pháp cũ và không chịu học hỏi bổ sung kiến thức, phương pháp sẽ dễ khiến chúng ta nhanh chóng nhận lấy thất bại hơn.

4. Tham khảo chiến lược giao dịch Profitunity đã được tạo ra bởi thiên tài đầu tư chứng khoán giàu kinh nghiệm Bill Williams mang tên Alligator
Alligator là tên một loài cá sấu hung dữ và háu ăn. Con cá sấu tạo thành từ sự kết hợp của ba đường trung bình động. Nó cũng là tên của một công cự được Bill Williams sáng chế để sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm 3 đường:


  • Môi cá sấu (Alligator’s Lips) = SMMA (Giá trung bình; 5, 3) – đường màu xanh nước biển
  • Răng cá sấu (Alligator’s Teeth) = SMMA (Giá trung bình; 8, 5) – đường màu đỏ
  • Hàm cá sấu (Alligator’s Jaw) = SMMA (Giá trung bình; 13, 8) – đường màu xanh dương
  • Giá trung bình = (Đỉnh + Đáy)/2

Khi ba đường SMA (5, 8, 13) tách ra là dấu hiệu "cá sấu chuẩn bị săn mồi"
Thông thường, khi không có xu hướng nào, ba đường này được gom lại với nhau; ở trạng thái này, cá sấu đang ngủ. Sau đó, nó tỉnh dậy và cảm thấy đói (tức ba đường này bắt đầu tách ra giống như cá sấu đang há hàm răng).
Khi 3 đường này tăng khoảng cách thì thị trường bùng nổ. Tùy thuộc vào hướng biến động của các đường Smoothed Moving Average (SMMA) mà thị trường sẽ lên hay xuống. Nếu cá sấu đói thì có nghĩa chúng ta sẽ gặp xu hướng giảm/tăng. Các thiên tài chứng khoán vẫn đang trông đợi đến thời điểm "đói" này để bắt kịp xu hướng lớn. Một khi hàm của cá sấu khép lại, những người mua/bán sẽ cân nhắc tạm ngưng giao dịch hoặc giảm vị thế đang có.
Nguồn: Tri thức trẻ

Trong phiên giao dịch cuối tuần (11/5), thị trường chứng khoán đã có phiên hồi phục khá tốt sau chuỗi ngày giảm sâu. Tuy nhiên, thật khó để biết thị trường hiện sẽ hồi phục mạnh trở lại hay tiếp tục là một phiên "bull trap".

Các trạng thái tâm lí của nhà đầu tư trên TTCK
Ngày 10/4/2018, chỉ số VnIndex có thời điểm chạm ngưỡng 1.211 điểm, con số cao nhất kể từ khi hình thành tới nay. Tại mức điểm này, VnIndex trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới từ đầu năm và định giá P/E cũng cao nhất khu vực.

Đây cũng là giai đoạn tâm trạng nhà đầu tư đầy hứng khởi và điều này có thể thấy qua thanh khoản thị trường ở mức rất cao (giá trị khớp lệnh HoSE trên 7.000 tỷ đồng) cũng như tình trạng margin căng cứng tại các CTCK. Số lượng cổ phiếu hết room margin vào giai đoạn đầu tháng 4 không phải là hiếm. Không những vậy, theo các môi giới chứng khoán thì số lượng nhà đầu tư mới mở tài khoản, tham gia thị trường lúc này là rất nhiều.

Sau phiên giao dịch 10/4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước vào nhịp điều chỉnh mạnh nhất trong nhiều năm qua và chỉ số VnIndex liên tục giảm sâu. Những vùng hỗ trợ 1.170 điểm; 1.130 điểm; 1.100 điểm; 1.050 điểm lần lượt bị phá vỡ. Nhà đầu tư tham gia bắt đáy tại các vùng hỗ trợ đều bất đắc dĩ trở thành…nhà đầu tư dài hạn hoặc phải cắt lỗ. Những phiên "bull trap" diễn ra dồn dập khiến giới đầu tư liên tục "sập bẫy" và thua lỗ nặng nề.

Với chuỗi ngày điều chỉnh liên tiếp, chỉ số VnIndex có lúc rơi về sát 1.000 điểm, tương ứng mức điều chỉnh khoảng 17% so với đỉnh. P/E thị trường chứng khoán Việt Nam đã về mặt bằng khu vực nhưng sự hào hứng không còn nữa mà được thay thế bằng tâm lý bi quan, chán nản bao trùm thị trường.

Những diễn biến hào hứng, thất vọng, bi quan…rồi lại lạc quan, hào hứng… quá mức là điều lặp đi lặp lại trên thị trường chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng từng bị cuốn theo. Thậm chí, thiên tài vật lý, toán học Issac Newton đã gặp thất bại nặng nề trong đầu tư chứng khoán và phải thốt lên: "Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người trong chứng khoán".

Trong phiên giao dịch cuối tuần (11/5), thị trường chứng khoán đã có phiên hồi phục khá tốt sau chuỗi ngày giảm sâu. Tuy nhiên, thật khó để biết thị trường hiện sẽ hồi phục mạnh trở lại hay tiếp tục là một phiên "bull trap".

Dưới đây là những biểu hiện tâm lý điển hình khi đầu tư chứng khoán. Vậy theo các bạn, thị trường hiện đang ở trong giai đoạn nào?

Sự thay đổi tâm lí của nhà đầu tư trên TTCK
Nguồn: Tri thức trẻ

Ngày 18/5 tới đây CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã chứng khoán NT2) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng. Thời gian thanh toán vào 30/5/2018.

POW sẽ nhận hơn 340 tỷ đồng cổ tức trong quý 2/2018 từ NT2
Như vậy với hơn 287,87 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 sẽ chi khoảng 575 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông. Trong số này, với tư cách là công ty mẹ (POW sở hữu 59.37% NT2) thì POW sẽ nhận được hơn 340 tỷ đồng cổ tức trong quý 2/2018.

BĐS và thủy điện giúp PC1 bứt phá trong 2018

Mảng xây lắp điện: Trở lại đà tăng trưởng
Giá trị hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2017 sang năm 2018 là 1.500 tỷ đồng và giá trị hợp đồng ký mới trong đầu năm 2018 là 1.000 tỷ đồng. Với tổng giá trị hợp đồng ký kết lên tới 2.500 tỷ đồng và công ty dự kiến sẽ tiếp tục ký thêm khoảng 2.500 tỷ đồng (chưa tính dự án mạch 3) thì mảng xây lắp sẽ quay trở lại đà tăng trưởng. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi ước tính mảng xây lắp sẽ ghi nhận khoảng 2.126 tỷ đồng (+ 25% yoy).

Dự án Mỹ Đình Plaza 2 giúp công ty PC1 ghi nhận hơn 1030 tỷ đồng doanh thu bất động sản
Mảng bất động sản: Tăng trưởng mạnh nhờ dự án Mỹ Đình Plaza 2. Tính đến cuối tháng 3/2018, PC1 đã bán được 80% số căn hộ của dự án Mỹ Đình Plaza 2. Về tiến độ xây dựng, tòa nhà Mỹ Đình Plaza 2 đã cất nóc vào tháng 10/2017 (vượt kế hoạch 1 tháng) và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến PC1 sẽ bàn giao nhà từ tháng 5/2018, ghi nhận khoảng 500 tỷ doanh thu trong Q2/2018 và 530 tỷ doanh thu trong Q3/2018, giúp công ty ghi nhập 1.030 tỷ đồng doanh thu BĐS trong năm 2018 (tăng 305 lần so với 2017). Biên lợi nhuận gộp của dự án dự kiến vào khoảng 27%.

Mảng thủy điện: Tăng trưởng mạnh nhờ hai nhà máy mới đi vào hoạt động. Hai nhà máy thủy điện là Trung Thu và Bảo Lâm 1 được đưa vào vận hành vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 đều hoạt động tốt với sản lượng điện thương mại trong năm 2017 lần lượt là 120 và 115 triệu KWH. Cuối tháng 11/2017, PC1 tiếp tục đưa vào vận hành hai nhà máy thủy điện là Bảo Lâm 3 và Bảo Lâm 3A với công suất lắp máy lần lượt là 46M và 8M. Với hai nhà máy mới này, doanh thu mảng thủy điện ước tính sẽ tăng trưởng 84% yoy.

Định giá và khuyến nghị đầu tư. 

PC1 là doanh nghiệp xây lắp điện điện đầu ngành và được kỳ vọng tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong năm 2018. Với mức giá đóng cửa 33.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/5/2018, mức P/E năm 2018 của PC1 là 7,68 lần. Đây là mức P/E thấp đối với một cổ phiếu đầu ngành và có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng tôi đánh giá mức P/E hợp lý của cổ phiếu PC1 là 9,5 lần, là mức P/E trung bình của ngành bất động sản, ngành điện và ngành xây dựng (năm 2018, lợi nhuận gộp của ba mảng này xấp xỉ nhau và đóng góp 93% tổng lợi nhuận gộp). Với mức P/E 9,5, mức giá mục tiêu của PC1 năm 2018 là 40.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 26,63% so với mức giá hiện tại. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị quan tâm nhiều đối với cổ phiếu PC1.

Mảng xây lắp điện: Trở lại đà tăng trưởng Năm 2017 là một năm nhiều khó khăn cho các công ty xây lắp điện do tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, tác động của Quyết định 4970 và việc Bộ Công thương giải thể Tổng Cục năng lượng (cơ quan đầu mối duyệt dự án đầu tư ngành điện). Thực tế, năm 2017, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT) chỉ đạt 87% kế hoạch đầu tư (nguồn: PC1). Đứng trước những thách thức, PC1 đã đẩy mạnh hoạt động ra các thị trường ngoài EVN nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Trong 1.500 tỷ giá hợp đồng chuyển tiếp sang năm 2018 có 50% là giá trị hợp đồng từ khách hàng EVN và 50% là giá trị cho các công trình ngoài EVN. Trong 1.000 tỷ giá trị hợp đồng ký mới, giá trị hợp đồng từ khách hàng từ EVN chỉ chiếm 30% và khách hàng ngoài EVN chiếm đến 70% giá trị. Các hợp đồng ngoài EVN sẽ không bị tác động bởi Quyết định 4970 từ đó có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp. Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 với chiều dài 700km và tổng vốn đầu tư 12.400 tỷ đồng dự kiến sẽ được mở thầu vào giữa năm 2018 và khởi công xây dựng vào cuối năm 2018. Dự án này dự kiến sẽ mang lại cho PC1 khoảng 1.200 tỷ đồng doanh thu xây lắp trong hai năm là 2018 và 2019. 
Dự báo doanh thu xây lắp của PC1 năm 2018
Với tổng giá trị hợp đồng ký kết lên tới 2.500 tỷ đồng và công ty dự kiến sẽ tiếp tục ký thêm khoảng 2.500 tỷ đồng (chưa tính dự án mạch 3) thì mảng xây lắp sẽ quay trở lại đà tăng trưởng. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi ước tính mảng xây lắp sẽ ghi nhận khoảng 2.126 tỷ đồng (+ 25% yoy).

Mảng sản xuất công nghiệp: Kỳ vọng dự án Mạch 3 sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
Hợp đồng chuyển tiếp sản xuất cột thép từ năm 2017 sang 2018 là 90 tỷ đồng. Đây hợp đồng xuất khẩu sang Bangladesh và dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu hợp đồng này trong Q2/2018. Sang năm 2018, PC1 ký thêm hợp đồng bán cột điện mới với giá trị 70 tỷ đồng. Các hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia cũng như hợp tác AG Ajikawa vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và chưa có kết cụ thể cũng như việc các dự án ngoài EVN sẽ thực thực hiện nhiều công trình ngầm hóa hơn so với các dự án EVN vì vậy nhu cầu cột điện đi cùng dự án sẽ thấp hơn đáng kể. Triển vọng rõ ràng nhất của mảng sản xuất công nghiệp là cung cấp cột điện cho dự án Mạch 3. Tuy nhiên, chúng tôi không chắc chắn PC1 có thể kịp ghi nhận doanh thu cột điện từ dự án Mạch 3 trong năm nay vì vậy chúng tôi ước tính thận trọng doanh thu mảng sản xuất công nghiệp vào khoảng 400 tỷ đồng (+ 6,4 % yoy).

Mảng bất động sản: Tăng trưởng mạnh nhờ dự án Mỹ Đình Plaza 2. Tính đến cuối tháng 3/2018, PC1 đã bán được 80% số căn hộ của dự án Mỹ Đình Plaza 2. Về tiến độ xây dựng, tòa nhà Mỹ Đình Plaza 2 đã cất nóc vào tháng 10/2017 (vượt kế hoạch 1 tháng) và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến PC1 sẽ bàn giao nhà từ tháng 5/2018, ghi nhận khoảng 500 tỷ doanh thu trong Q2/2018 và 530 tỷ doanh thu trong Q3/2018, giúp công ty ghi nhập 1.030 tỷ đồng doanh thu BĐS trong năm 2018 (tăng 305 lần so với 2017). Công ty cho biết dự án Thanh Xuân đã hoàn thành cọc khoan nhồi và dự kiến sẽ bàn giao căn hộ vào cuối năm 2019. Chúng tôi ước tính dự án này sẽ mang lại 794 tỷ doanh thu và 168 tỷ LNST.

PC1 cũng có một số quỹ đất tiềm năng có thể chuyển đổi thành từ đất thuê dài hạn để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh như: 4.000 m2 ở khu hồ Đền Lừ, 8.000 m2 ở Xuân Phương, 10.000 m2 ở Phố Chợ - Bắc Từ Liêm, đất ở nhà máy Yên Thường…. Mảng thủy điện: Tăng trưởng mạnh nhờ hai nhà máy mới đi vào hoạt động. Hai nhà máy thủy điện là Trung Thu và Bảo Lâm 1 được đưa vào vận hành vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 đều hoạt động tốt với sản lượng điện thương mại trong năm 2017 lần lượt là 120 và 115 triệu KWh. Tháng 11/2017, PC1 tiếp tục đưa vào vận hành hai nhà máy thủy điện là Bảo Lâm 3 và Bảo Lâm 3A với công suất lắp máy lần lượt là 46M và 8M. Với hai nhà máy mới này, doanh thu và lợi nhuận gộp mảng thủy điện ước tính sẽ tăng trưởng 84% yoy.

PC1 cũng đang triển khai nhà máy thủy điện Mông Ân với công suất lắp máy là 30 MW, sản lượng thương mại dự kiến 113 triệu KWh, tổng mức đầu tư là 915 tỷ đồng. Thời điểm phát điện dự kiến vào Q3/2019. Công ty cũng đang gấp rút chuẩn bị khởi công cho hai dự án thủy điện Bảo Lạc B (công suất lắp máy 18 MW, sản lượng điện thương mại dự kiến 92 triệu KWh, tổng mức đầu tư 512 tỷ đồng) và Sông Nhiệm (công suất lắp máy 6 MW) với thời gian khởi công dự kiến lần lượt là vào tháng 6/2018 và tháng 12/2018. Dự báo kết quả kinh doanh.

PC1 hứa hẹn sẽ bùng nổ tăng trưởng kết quả kinh doanh với doanh thu và LNST được dự báo lần lượt là 4.488 tỷ đồng (+42% yoy) và 535 tỷ đồng (+125% yoy) tương đương với EPS là 4.295 đồng/cổ phiếu. Sự tăng trưởng bùng nổ này là nhờ PC1 hội tụ nhiều yếu tố tích cực trong năm 2018: (1) Dự án Mỹ Đình Plaza 2 sẽ ghi nhận doanh thu 1.037 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 287 tỷ đồng; (2) Cả bốn nhà máy thủy điện đều đi vào hoạt động. Chúng tôi dự báo doanh thu mảng thủy điện đạt 513 tỷ đồng (+84% yoy) và lợi nhuận gộp đạt 314 tỷ đồng; (3) Mảng xây lắp điện dự kiến sẽ tăng trưởng 25% năm nhờ các hợp đồng chuyển tiếp sang năm 2018, hợp đồng ký mới đầu năm 2018 cũng như dự án mạch 3 sẽ mở thầu vào giữa năm 2018.
Định giá và khuyến nghị đầu tư.

PC1 là doanh nghiệp xây lắp điện điện đầu ngành và được kỳ vọng tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong năm 2018. Với mức giá đóng cửa 33.000 VND/CP vào ngày 02/5/2018, mức P/E năm 2018 của PC1 là 7,68 lần. Đây là mức P/E thấp đối với một cổ phiếu đầu ngành và có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng tôi đánh giá mức P/E hợp lý của cổ phiếu PC1 là 9,5 lần, là mức P/E trung bình của ngành BĐS, ngành điện và ngành xây dựng (năm 2018, lợi nhuận gộp của ba mảng này xấp xỉ nhau và đóng góp 93% tổng lợi nhuận gộp). Với mức P/E 9,5, mức giá mục tiêu của PC1 năm 2018 là 40.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 26,63% so với mức giá hiện tại. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị quan tâm nhiều đối với cổ phiếu PC1.

Nguồn: BVSC

Bull trap là gì? Và một số dấu hiệu nhận dạng bull trap?

Bản lĩnh vững vàng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng được khẳng định qua những đợt thăng trầm của chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cảnh giác với hiện tượng bull trap. Vậy Bull trap là gì? Bulltrap hay còn gọi là bẫy tăng giá, là dấu hiệu giả cho thấy cổ phiếu (hoặc chỉ số) đang đổi chiều và đi lên, nhưng thực tế cổ phiếu tiếp tục đi xuống sau khi các dấu hiệu này chấm dứt.

Đây được coi là một cái bẫy bởi vì người ta thấy những dấu hiệu đi lên này sẽ mua cổ phiếu hy vọng kiếm lời từ việc cổ phiếu đi lên, nhưng họ bị "mắc bẫy" với khoản đầu tư của mình khi nhận ra thị trường vẫn đang trong xu hướng giảm giá (downtrend). Ngược lại với bull trap là Beartrap cho biết tình hình thị trường đang trong chiều đi lên mà những nhà đầu tư thấy một dấu hiệu đi xuống và nghĩ rằng thị trường đang đi xuống. Nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để hy vọng chốt lời nhưng cuối cùng thị trường lại tiếp tục đi lên và nhà đầu tư đã bán chứng khoán với giá thấp.

Một số dấu hiệu nhận diện bẫy tăng giá (bull trap)

Bẫy tăng giá (Bulltrap) thông thường xuất hiện ở chu kỳ giảm giá, những dấu hiệu thường xuất hiện là:

  • Giá hồi phục kèm với khối lượng giao dịch thấp. Dòng tiền không lan tỏa trong nhịp hồi phục mà chủ yếu xuất hiện ở một vài nhóm cổ phiếu hoặc chủ yếu chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Thông tin hỗ trợ cho nhịp hồi phục không quá nhiều hoặc mức độ ảnh hưởng không quá lớn.
  • Khi giá chứng khoán tăng lên mà không rõ lý do hay giá chứng khoán đi xuống khi thông tin trên thị trường vẫn tốt - bear trap (bẫy giảm giá). Để xác định thị trường có đang trong bẫy thì phải nói đến nhiều phiên, tức là từng đợt sóng. Nếu như ngắn hạn cũng phải là một tuần, có khi nửa tháng hay cả tháng.


Nhìn chung, thị trường chứng khoán có sự khác biệt so với các loại thị trường hàng hoá thông thường. Thị trường hàng hoá, kể cả thị trường vàng, nhà đất, ngoại tệ... đòi hỏi sự ổn định về giá cả, còn thị trường chứng khoán lại cần có sự biến động giá cả trong từng phiên giao dịch, thậm chí từng giờ giao dịch.

CTCK Vndirect (VND) nhận định đợt điều chỉnh mạnh trong quý II có thể hé lộ những cơ hội hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho nửa cuối năm 2018.

3 nguyên nhân của "cơn gió ngược" kể từ đầu tháng 4

Theo báo cáo chiến lược đầu tư quý II, VND cho rằng sau đà tăng ấn tượng quý I thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” kể từ đầu tháng 4 đến nay. Nguyên nhân đến từ lo ngại về những yếu tố gây bất ổn như (1) mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I dần qua đi dẫn đến một đợt chốt lời trên diện rộng do giá cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó theo kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp; (2) những rủi ro không lường trước đến từ bên ngoài gây tâm lý bất ổn trong giới đầu tư như khả năng nổ ra một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông hay những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu việc thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế đang dần thắt chặt (lãi suất LIBOR có xu hướng tăng lên) do quá trình nâng dần lãi suất điều hành của FED và (3) định giá của thị trường không thực sự hấp dẫn sau giai đoạn dài tăng giá trong năm 2017 và quý I/2018.

Đợt điều chỉnh mạnh trong quý II sắp tới có thể hé lộ những cơ hội hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho nửa cuối năm 2018.

Tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm “thị trường chứng khoán mới nổi” cần thêm nhiều thời gian để hoàn thành. MSCI sẽ công bố kết quả đánh giá thị trường định kỳ hàng năm vào tháng 6 năm 2018 và trong kịch bản lạc quan nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được đưa vào “danh sách rút gọn”. Sau đó, cần thêm ít nhất một năm để MSCI nhận các phản hồi, ý kiến đóng góp từ cộng đồng đầu tư quốc tế và cần thêm một năm nữa để các nhà đầu tư có thể chuẩn bị cho những thay đổi sẽ xảy ra. Như vậy, sớm nhất là vào năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam mới được chính thức nâng hạng lên nhóm “thị trường chứng khoán mới nổi”.

Mặt khác, theo VND, Một bộ phận cổ phiếu vốn hóa lớn (large cap) đang bị định giá quá cao và kéo định giá chung của thị trường lên cao, trong khi có nhiều cổ phiếu đang được chiết khấu sâu so với mức bình quân chung của thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (mid caps). VND cho rằng, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình xứng đáng được giao dịch ở mức định giá cao hơn trong tương lai gần, do tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm này nhỉnh hơn so với mức bình quân của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng lại có mức định giá thấp hơn nhiều.

Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với đợt điều chỉnh mạnh trong quý II và giai đoạn này có thể hé lộ những cơ hội hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho nửa cuối năm 2018.

Những ngành triển vọng

Công ty chứng khoán VNDirect cũng đưa ra một số ngành đáng chú ý như ngành chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ hưởng lợi từ sự sôi động của thị trường chứng khoán trong năm 2018 hay các ngành gắn chặt với chu kỳ kinh tế như ngân hàng, bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng.

Cụ thể, thu nhập của các công ty chứng khoán lớn như SSI, HCM, VND, VCI được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ hàng loạt các yếu tố hỗ trợ. Đó là thanh khoản của thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là với sự biến động cao hơn của thị trường sẽ thúc đẩy nhiều giao dịch ngắn hạn, đầu cơ; tiếp tục đón nhận làn sóng cổ phần hóa, niêm yết và thoái vốn “tỷ đô” như Vinhomes, Techcombank, VEAM, GENCO 1, GENCO 2, ACV và PLX; thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào hoạt động và ngày càng thu hút nhiều sự tham gia của nhà đầu tư; tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm “thị trường chứng khoán mới nổi” sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý và dòng tiền của nhà đầu tư ngoại.

Với ngành ngân hàng tiếp tục có triển vọng khả quan trong nửa cuối năm 2018 nhờ được hỗ trợ từ tốc độ tăng trưởng GDP cao, chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì, chất lượng tài sản được nâng lên nhờ thành quả từ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong những năm qua và sự ấm lên của thị trường bất động sản, trích lập dự phòng giảm và khả năng được hoàn nhập dự phòng một số khoản đã trích lập trước đây do quá trình xử lý nợ xấu thu được thành quả tích cực và nâng cao hiệu quả sinh lời nhờ đẩy mạnh mảng bán lẻ, cho vay tiêu dùng, mở rộng và gia tăng nguồn thu từ các loại phí dịch vụ.

Ngành bất động sản cho thấy nhu cầu thực mua nhà tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt tại các phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân, đất nền, những phân khúc mà hiện nay cung chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, tại phân khúc cao cấp, VND nhận định có những rủi ro tiềm ẩn từ việc nguồn cung tiếp tục gia tăng mạnh và vượt quá nhu cầu thực, điều này có thể dẫn đến tình trạng dư cung nếu dòng tiền đầu cơ “nóng” tại phân khúc này đột ngột bị rút ra và đầu tư vào các kênh khác.

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự ấm lên của thị trường bất động sản cũng như sự phục hồi của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư công) sau nhiều năm suy giảm. Ngành thép chứng kiến sự gia tăng mạnh của cung lẫn cầu trong khi ngành xi măng bắt đầu ghi nhận tín hiệu khởi sắc nhờ xuất khẩu tăng sau khi Trung Quốc liên tiếp cắt giảm sản lượng để cải thiện môi trường và chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu và công nghiệp nặng sang tiêu dùng nội địa và các ngành khoa học & kỹ thuật có hàm lượng chất xám cao.

Ngành ô tô, dệt may, nông nghiệp & thủy sản cũng hứa hẹn triển vọng tích cực hơn trong năm 2018. Trong quý I, các ngành này đã có tiến triển đáng kể như ngành nông lâm & thủy sản tăng trưởng 4,05%, tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Một loạt các hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực như hiệp định FTA Việt Nam & EU hay hiệp định CPTPP sẽ nâng cao triển vọng ngành dệt may trong năm 2018 và các năm sắp tới.

Cuối cùng, nhu cầu đối với sản phẩm ô tô sẽ phục hồi mạnh sau giai đoạn trầm lắng do nhà đầu tư chờ đợi các thay đổi của chính sách thuế đối với thị trường ô tô có hiệu lực. Các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của cầu nhờ thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN chính thức giảm, giúp giá ô tô giảm xuống và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Nguồn: NDH

(NDH) Nếu không vượt được ngưỡng cản 1.115 điểm, VN-Index có thể rơi về mức dưới 1.000 điểm.

Theo CTCK BIDV (BSC), mùa ĐHCĐ và hoạt động công bố KQKD quý I của các công ty niêm yết đang ở giai đoạn cuối. KQKD quý I cải thiện tích cực giúp hạ chỉ số P/E VN-Index. Tính đến 27/4 đã có 69% số công ty niêm yết trên HSX và HNX công bố KQKD quý I. Tổng mức LNST ghi nhận đạt 23.534 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số cổ phiếu chủ chốt đã có mức giá hợp lí so với tiềm năng tăng trưởng.
Nhóm Ngân hàng tiếp vẫn là nhóm có mức cải thiện lợi nhuận tốt nhất thị trường. 5 Ngân hàng trong top 10 cổ phiếu có mức cải thiện lợi nhuận tốt nhất so cùng kỳ gồm VCB, MBB, VPB, HDB và TPB đã đóng góp 55% mức tăng lợi nhuận của toàn thị trường. 289 công ty niêm yết, chiếm tỷ lệ 55% số DN công bố có mức tăng trưởng lợi nhuận.

Tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý I, cùng với giá giảm nhanh ở các cổ phiếu lớn dẫn dắt thị trường giúp cho chỉ số P/E Index giảm mạnh từ mức 21,4 cuối tháng 3 về mức 18,8 cuối tháng 4. Mức P/E của VN-Index dù đắt hơn mức bình quân P/E của chỉ số MSCI khu vực mới nổi và thị trường biên nhưng đã giảm thấp hơn so với chỉ MSCI khu vực phát triển.

Điều trên giúp cho thị trường hạ nhiệt, sớm ổn định và đi vào tích lũy ở vùng giá dưới. Dù vậy, BSC nhận định tháng 5 là thời điểm vùng trũng thông tin. Thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ và khả năng hồi phục mạnh sau điều chỉnh không được đánh giá cao.

Mặt khác, kỳ họp quốc hội thứ 5 khóa XIV sẽ diễn ra từ 21/5 đến 14/6. Thời điểm quốc hội họp cũng sẽ có những vụ điều tra cần lưu ý. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 sẽ xem xét thông qua 7 dự án luật. Trước đó đề xuất về Luật tài sản cũng đã gây tranh cãi gay gắt. Luật này sẽ chưa được xem xét trong vài năm tới nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tâm lý người dân.

Ngoài ra, thông tin khởi tố và tạm giam phó tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, mở rộng điều tra với các đối tượng liên quan và chỉ đạo Tổng bí thư yêu cầu đưa vụ Mobiphone mua AVG vào diện theo dõi là tình tiết đáng lưu ý sau một loạt các vụ án điểm được điều tra và xét xử gần đây.

Cùng với đó, trên thị trường quốc tế, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Syria vẫn là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong năm 2018. Những đe dọa áp đặt thuế quan vẫn đang được 2 quốc gia hàng đầu thế giới sử dụng để gây sức ép lên nhau.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang quanh mức nhậy cảm 3%, mức cao nhất kể từ 1/2014, trong bối cảnh FED sẽ có cuộc họp chính sách vào đầu tháng 5. Thị trường Mỹ đang phản ứng khá nhậy cảm trước thông tin lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3% trong phiên giao dịch 24/4.

Trong giai đoạn nhạy cảm hiện tại, biến động tăng lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ đang tạo sức ép rất mạnh lên TTCK Mỹ và toàn cầu. Kỷ nguyên tiền rẻ đang khép lại, tốc độ tăng lãi suất của FED trước tín hiệu phục hồi kinh tế và áp lực lạm phát sẽ càng củng cổ đà tăng lãi suất của trái phiếu Mỹ, và sẽ là thông tin không mấy tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, vẫn có những yếu tố tích cực tác động lên thị trường chứng khoán.

Áp lực bán margin giải tỏa và hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại sớm dừng

Theo dữ liệu chưa đầy đủ của FiinPro vào cuối quý I năm 2018, nợ ký quỹ của 58 công ty chứng khoán đạt 35.895 tỷ đồng, tăng 9% so với giá trị ghi nhận tại cuối thời điểm năm 2017.

Dù vậy, giá trị nợ ký quỹ chiếm đến 178% vốn chủ và bằng 80% tài sản. Số liệu này chưa phản ánh đầy đủ số liệu thực tế nhưng cũng lý giải một phần về trạng thái căng thẳng cung cấp margin ở các công ty chứng khoán tại một số thời điểm.

Theo BSC, đợt giảm điểm mạnh trong tháng 4 đã làm giảm đáng kể lượng margin và đảo chiều tâm lý liên tục mua vào khi sức mua trước đó. Điều này cũng sẽ giảm rủi ro điều chỉnh sâu trong tháng 5. Bên canh đó, khối ngoại đẩy mạnh cơ cấu danh mục, bán mạnh tại một số chủ chốt như VNM, VIC, MSN, GAS, HPG, … cũng là một trong tác nhân đẩy thị trường giảm sâu. Dù vậy số liệu thống kê cho thấy khối ngoại vẫn mua ròng 66 triệu USD trong tháng 5 điều này cho thấy khối ngoại chưa rút ròng theo xu thế khu vực mà chỉ đẩy mạnh cơ cấu.

Thương vụ Techcombank huy động thành công 21.000 tỷ đồng với giá bán 128.000 đồng/CP cho các nhà đầu tư tổ chức phần lớn là nước ngoài và Vinhomes cũng dự kiến đóng sổ chốt giá, thanh toán và phân phối cổ phiếu vào 30/4 mở ra kỳ vọng nhu cầu cơ cấu của khối ngoại sẽ dừng lại trong tháng 5.

Margin và hoạt động bán cơ cấu khối ngoại được giải quyết thì đà giảm của thị trường sẽ bị chặn đứng, mang lại cơ hội tạo đáy và hồi phục.

Sản phẩm mới chứng quyền đảm bảo (CW) đóng vai trò tích cực và được kỳ vọng ra mắt vào tháng 5.

Có một vài nhận định về thế lực nào đó đánh thị trường xuống để triển khai CW đã được trao đổi trên các trang mạng xã hội. BSC cho rằng những nhận định này hoàn toàn không có cơ sở. Rõ ràng với một sản phẩm mới, có đặc tính đòn bẩy lớn cùng với khả năng sinh lời cao hơn so với cổ phiếu thông thường như CW sẽ mang lại tiện ích cho nhà đầu tư. Thị trường vừa có thêm công cụ và cơ hội mới cũng như cải thiện thêm tính minh bạch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh một thời gian dài, và đang điều chỉnh theo chu kỳ nên quan điểm trái chiều có dấu hiệu được phóng đại theo hướng tiêu cực. 23 cổ phiếu trong VN30 đã được công bố đáp ứng là chứng khoán cơ sở của CW, trong đó có nhiều cổ phiếu cơ bản vẫn sẽ là lựa chọn tốt cho NĐT trước khi thị trường CW vận hành, nhất là trong bối cảnh đã có mức giảm gần về giá hợp lý.

VN-Index có tháng điều chỉnh rõ rệt nhất từ chu kỳ tăng điểm mạnh kể từ năm 2016. Sự suy yếu nhanh của cổ phiếu Bluechips có mức định giá quá cao khiến chỉ số rớt mạnh và kéo theo hoạt động cắt giảm margin.

Với mức sụt giảm nhanh như hiện tại, VN-Index đã giảm về mức bình quân của các thị trường phát triển, trong đó một số cổ phiếu chủ chốt đã có mức giá hợp lý so với tiềm năng tăng trưởng. Trong ngắn hạn áp lực bán ra vẫn hiện hữu ở một số cổ phiếu Bluechips đang có mức định giá vượt trội từ thị trường và từ hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại.

Do vậy, thị trường vẫn còn dư địa giảm điểm về quanh 1.000 điểm (mức Fibonacci 23.8% của chu kỳ dài hạn từ 2012, đồng thời là đáy tuần của đợt điều chỉnh tháng 2) trong 1-2 tuần đầu tháng 5 và sẽ tích lũy hội phục lại nửa sau tháng 5. VN-Index vận động tích lũy lại trong khoảng 1.000 – 1.100 điểm trong tháng 5.

Trường hợp tích cực, quay lại kiểm tra ngưỡng cản 1.115 điểm. Sau nhịp bán mạnh, nhóm cổ phiếu Ngân hàng với sự cải thiện mạnh về lợi nhuận sẽ hỗ trợ chỉ số hồi phục. Thanh khoản chỉ duy trì ở mức trung bình, chỉ số dần ổn định tạo vùng tích lũy quanh 1.100 điểm.

Trường hợp tiêu cực, VN-Index vận động theo mô hình V-D-V sau khi không vượt được cản 1.115 điểm và giảm sâu dưới 1.000 điểm. Biến động tiêu cực từ thị trường thế giới, khối ngoại bán ra là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và dòng tiền vào thị trường.

Nguồn: NDH

Nhìn lại chặng đường 10 năm vừa qua của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) sẽ thấy ngay rằng, tập thể những “người Dầu khí làm điện” có quyền tự hào về những gì mình đã làm được. Từ “con đường sỏi đá” chồng chất khó khăn, thử thách, họ đã tạo dựng được “đường băng” để PV Power “cất cánh” bay cao hơn nữa trong chặng đường tiếp theo. Hãy cùng giải mã những thành công mà PV Power đã đạt được.
Chủ trương làm nên thành công
Nguyên nhân lớn nhất là tập thể người lao động PV Power đã đoàn kết trên dưới một lòng. Đây chính là yếu tố cần và đủ để họ vượt qua mọi khó khăn, từ đó có những suy nghĩ tích cực, đồng thuận, thực hiện được những giải pháp, kế hoạch chiến lược và có bước đi thích hợp trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo PV Power qua các thời kỳ đã có những phân tích sâu sắc về thực tế của đơn vị, xác định rõ phương hướng để đưa ra ba chủ trương lớn, đóng vai trò xuyên suốt hành trình phát triển của PV Power.
Trước hết là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Xác định yếu tố con người là cốt lõi và có giá trị lâu dài, nên PV Power đã cực kỳ chú trọng về công tác đào tạo nhân lực. Vì thế, việc đào tạo, chuyển giao công nghệ được ký kết trong hợp đồng EPC của nhà thầu nước ngoài là rất rõ ràng. Các cán bộ PV Power hầu như đều được vừa làm – vừa đào tạo. Tỷ lệ cán bộ, công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học của đơn vị đạt hơn 70%. Có thể nói, ít có đơn vị nào trong ngành điện lại có đội ngũ lao động trình độ cao như PV Power. Cũng nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và yêu nghề nên PV Power đã làm chủ công tác vận hành các nhà máy điện, có khả năng tự bảo dưỡng các khối thiết bị phụ trợ và đang thực hiện chủ trương dần thay thế các nhà sản xuất gốc trong công tác sửa chữa đối với các khối thiết bị chính của nhà máy điện như turbine và máy phát.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 - một công ty con của POW
Chủ trương tiếp theo là PV Power luôn xác định bảo dưỡng nhà máy là khâu cực kỳ quan trọng. Cũng chính vì thế, PV Power đã thành lập một đơn vị là Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power Services), chuyên cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng các nhà máy điện. Cách làm này đã tạo ra một đội ngũ làm công tác bảo dưỡng rất chuyên nghiệp, có trình độ cao, giảm được biên chế và tiết kiệm được chi phí vận hành, bảo dưỡng rất lớn. Đồng thời nâng cao, tối ưu hóa quản lý nguồn nhân lực. Một bộ phận nhân lực nhỏ phụ trách bảo dưỡng, sửa chữa tại các nhà máy, còn kỹ sư chính thì xoay vòng các nhà máy theo lịch đại tu các nhà máy. Vì vậy, việc bảo dưỡng nhà máy sẽ dần hướng tới nội địa hóa, tránh phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Tiếp đến là chủ trương về công tác đầu tư. PV Power luôn coi chiến lược phát triển dài hạn là mục tiêu hàng đầu song song với phát triển nguồn nhân lực, đó là kim chỉ nam xâu chuỗi mọi hoạt động của đơn vị. Trong công tác đầu tư, PV Power là đơn vị ngành điện đầu tiên ở Việt Nam có đủ mọi loại hình năng lượng: thủy điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, năng lượng tái tạo (cụ thể là điện gió). Thế mạnh của PV Power được xác định là các nhà máy nhiệt điện khí, nằm trong chuỗi giá trị từ thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Riêng về khí điện, PV Power hiện nay đứng đầu toàn quốc với công suất 2.700MW của 4 nhà máy.
Kỳ vọng vào những trung tâm điện – khí mới
Trong chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt, PVN/PV Power dưới sự chỉ đạo của Chính phủ sẽ phát triển thêm 4 trung tâm điện – khí mới là Nhơn Trạch 3-4 sử dụng LNG nhập khẩu; Trung tâm khí điện ở Kiên Giang; Trung tâm Khí điện Sơn Mỹ 2 và Trung tâm Khí điện ở miền Trung sử dụng khí từ mỏ Cá voi Xanh.
Sau khi đầu tư thành công Nhơn Trạch 1-2, PV Power đã trình và được Thủ tướng phê duyệt bổ sung Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 vào Quy hoạch điện Quốc gia (Tổng sơ đồ điện VII) vận hành lần lượt trong các năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, Trung tâm Điện khí ở Kiên Giang, sử dụng khí Lô B – Ô Môn, theo Tổng sơ đồ điện 7 được Chính phủ phê duyệt, sẽ đi vào hoạt động từ khoảng năm 2021-2022 với tổng công suất lắp đặt là 1.500MW. Trung tâm Điện lực ở Sơn Mỹ 2 (tỉnh Bình Thuận) sử dụng LNG nhập khẩu đã được Thủ tướng giao cho PVN. Ở đây sẽ có 3 nhà máy Sơn Mỹ 2.1, 2.2, 2.3. Mỗi nhà máy có công suất 750MW và vận hành lần lượt bắt đầu từ năm 2023. Và gần đây PVN đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh với Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ). Chính phủ đã giao cho PVN phát triển hai dự án gắn với ký kết này và PV Power cũng đã có biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Quảng Nam để chuẩn bị điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất cho hai dự án.
Cổ phần hóa để tạo động lực phát triển
Để cổ phần hóa thành công phải giải quyết 3 việc: Thứ nhất là xác định giá trị doanh nghiệp, thứ hai là xây dựng chiến lược phát triển của công ty sau cổ phần hóa và thứ ba là tìm kiếm cổ đông chiến lược đồng hành.
Về xác định giá trị doanh nghiệp, trước khi cổ phần hóa thì tổng giá trị tài sản của PV Power khoảng 50.485 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 23.481 tỉ đồng, còn lại là vốn vay. Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu ở ngưỡng rất an toàn xấp xỉ 1:1, như vậy là rất cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Cơ cấu tài chính của PV Power có thể nói là rất bền vững. Sau khi đánh giá lại, vốn Nhà nước tăng khoảng 10.000 tỉ đồng (từ 23.481 tỉ đồng, tăng lên thành 33.557 tỉ đồng). Bước xác định giá trị doanh nghiệp của PV Power đã được phê duyệt.
Về xây dựng chiến lược phát triển sau cổ phần hóa. PV Power đang triển khai xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa với mục tiêu trở thành tổng công ty công nghiệp điện – dịch vụ mạnh, năng động và có năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện, cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu.
Sau khi cổ phần hóa, PV Power tiếp tục vận hành hiệu quả các nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2, đồng thời triển khai đầu tư các dự án nhiệt điện khí mới và tiếp nhận quản lý, vận hành các nhà máy nhiệt điện than do PVN đầu tư. Giai đoạn 5 năm đầu tiên sau cổ phần hóa, PV Power đặt mục tiêu cung ứng cho hệ thống điện quốc gia trên 200 tỉ kWh điện, doanh thu bình quân đạt khoảng 40.000 tỉ đồng/năm.
Về lộ trình IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và tìm kiếm cổ đông chiến lược. PV Power dự kiến sẽ thực hiện IPO trong khoảng quý III/2017. PV Power sẽ chào bán công khai cổ phiếu ra thị trường lần đầu, sau khi được Thủ tướng phê duyệt. Sau khi IPO thành công sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và cuối năm 2017, đầu năm 2018 dự kiến sẽ tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu.
Vấn đề lớn của PV Power là tìm cổ đông chiến lược. Hiện PV Power đang có danh mục 50 nhà đầu tư tiềm năng trên toàn thế giới và sẽ rút lại khoảng 10 nhà đầu tư để có lựa chọn chính xác cuối cùng.
Chặng đường tiếp theo
Lộ trình phát triển PV Power trong 10-20 năm tới được xác định là tích cực tham gia vào hệ thống điện cạnh tranh, thu hút đầu tư về điện. Đó là xu hướng hợp lý khi định hướng của ngành điện Việt Nam đang tiến tới thúc đẩy các tổ chức cá nhân tham gia vào phát triển nguồn điện.
Hiện nay, PV Power đang xây dựng các kịch bản sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa. Theo đó ưu tiên tập trung phát triển các dự án khí và quản lý, tiếp nhận các dự án than do Tập đoàn bàn giao.
PV Power vẫn xác định việc xây dựng và phát triển các nhà máy điện, dù là điện khí, điện than cũng luôn cần chú ý tới việc bảo vệ môi trường. PV Power dự tính đến năm 2020 phải có 3% năng lượng tái tạo trong tổng công suất; đến năm 2030 phải có 6%. Đây sẽ là một bước đột phá nếu thực hiện thành công và PV Power đang chuẩn bị kỹ càng để tiến tới đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.

Nguồn: Tổng công ty Điện lực dầu khí

Đặc thù của thị trường chứng khoán là thị trường của đám đông, nhưng có một nghịch lý trên thị trường là đám đông thường không bao giờ chiến thắng…

Phần đông những người tham gia thị trường chứng khoán đều tìm cách tránh né những rủi ro và nỗi bất an bằng cách làm theo những gì người khác đang làm, với tâm lý là số đông luôn đúng. Điều này chính là nguyên nhân gây ra sự cuồng loạn của đám đông, khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo hàng loạt các tổn thất và biến thành thảm họa mang tên "bán tháo".

Việt Nam được đánh giá là môt trong những thị trường chứng khoán non trẻ nhưng thu hút nhất hiện nay. Tuy nhiên vấn đề của các nhà đầu tư Việt Nam (mà đa phần là các nhà đầu tư cá nhân) là việc mua khi giá cổ phiếu đạt đỉnh và ồ ạt bán khi cổ phiếu xuống giá toàn bộ. Thậm chí có những giai đoạn khi thị trường điều chỉnh trung hạn, hiện tượng bán tháo cổ phiếu diễn ra thường xuyên hơn. Đó là sự tích lũy đạt đến cao độ của sự bi quan, sợ hãi hoảng loạn trong quá trình thị trường giảm điểm.

Nguyên tắc bảo toàn thành quả khi thị trường xảy ra bán tháo
Điều đáng chú ý ở đây là việc bán tháo thường đi kèm với hiện tượng bị giải chấp (bán để đảm bảo tỉ lệ ký quỹ khi nhà đầu tư dùng margin). Đối với các tài khoản bị giải chấp, các chứng khoán hiện có trong tài khoản sẽ bị bán ra bằng mọi giá, nếu không bán được cổ phiếu này sẽ bán sang cổ phiếu khác nên ảnh hưởng của việc giải chấp có thể lan tỏa ra cả thị trường.

Trong thời kỳ này việc quản lý danh mục đầu tư sẽ đòi hỏi bản thân mỗi nhà đầu tư cần có sự mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Bài viết này sẽ đi sâu vào các khuynh hướng tâm lý có thể ảnh hưởng tới kết quả đầu tư và cách thức "bảo toàn tối đa danh mục" vượt qua giai đoạn khi thị trường bị bán tháo.

1. Không nên tham gia bắt đáy khi chưa rõ xu hướng

Mặc dù tâm lý lúc đó của đa số nhà đầu tư là sợ hãi, hoảng loạn khi nhìn thấy  giá cổ phiếu mình nắm giữ giảm mạnh và tài sản của mình đang bị bốc hơi, nhưng khi thấy giá cổ phiếu giảm sâu, giảm sàn lòng tham cũng trỗi dậy không kém. Ý nghĩ về việc bắt đáy sẽ xuất hiện bởi bình thường các cổ phiếu giao dịch chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp, một lý do nữa là khi đã có sẵn cổ phiếu có thể sẽ bán lại ngay nếu chênh giá. Điều này nhiều người nghĩ rằng đây là một cơ hội có hời. Nhưng hãy từ bỏ ngay suy nghĩ về việc bắt đáy.

Việc bắt đáy đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu trong thị trường xấu là một hành động có thể khiến tình trạng tài khoản trở nên nghiêm trọng hơn. Bây giờ những người bắt đáy sẽ chịu áp lực lớn nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh. Việc mua thêm vào cổ phiếu yếu thường sẽ khiến tài khoản lỗ nặng hơn và đến một lúc nào đó có thể sẽ bị mất kiểm soát (do lỗ quá nhiều  hoặc rơi vào diện bị giải chấp).

Phần không nhỏ sẽ chuyển qua nắm giữ dài hạn. Vấn đề là khả năng chịu nhiệt của những người này. Nắm giữ dài hạn là liều thuốc giảm đau thường được dùng nhất nhưng lại hiếm khi được tuân thủ thực sự.

2. Thực hiện tái cơ cấu danh mục nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Khi thị trường đỏ rực lửa, màu đỏ đó gần như đốt cháy tinh thần cũng của các nhà đầu tư. Họ bị những con số nhảy múa trên bảng điện tử điều khiển tâm trí họ. Khi thị trường đột ngột giảm điểm, các nhà đầu tư lo lắng cho khoản đầu tư của bản thân, họ bắt đầu suy nghĩ về việc thua lỗ, có hay không việc giảm giá xuống sâu hơn nữa, và những suy nghĩ đó dẫn dắt họ đến việc họ không suy nghĩ kĩ mà bán đi những cổ phiếu mạnh nhưng lại nắm giữ cổ phiếu yếu hay không muốn bán những cổ phiếu đang giảm mạnh đang làm lỗ cho tài khoản.

Nguyên nhân chủ yếu là do nỗi sợ mất tiền. Nỗi sợ này khiến cổ phiếu đang mạnh dễ dàng bị bán để "giữ lãi" trong khi những cổ phiếu lỗ sợ phải bán rẻ, sợ rằng bán xong thì đúng đáy hoặc cho rằng giá cổ phiếu đang "quá rẻ".

Các nhà đầu tư vào thời điểm đó đã bỏ qua những lập luận trước đây của bản thân, bỏ qua giá trị nội tại của cổ phiếu đó, bỏ qua cả sức cạnh tranh và sự phát triển trong tương lai. Có một thực tế là "cổ phiếu mạnh nhất là những cổ phiếu có sức chống đỡ, giảm điểm ít nhất khi thị trường điều chỉnh, cũng sẽ là cổ phiếu có sức bật tăng mạnh nhất khi thị trường chung hồi phục".

Còn khi thị trường xanh trở lại, sự hồ hởi háo hức dẫn đường cho họ mua lại cổ phiếu, tâm lý đám đông đổ dồn vào việc thi xem ai mua được nhiều cổ phiếu hơn. Vậy là họ bán rẻ, mua đắt. Rồi thị trường lại xuống, cái vòng tròn quanh quẩn ấy khiến cho họ luôn luôn lo sợ khi thị trường giảm điểm. Và một lần nữa họ lại băn khoăn rằng có nên đầu tư chứng khoán khi thị trường tăng phi mã hoặc lúc giảm đột ngột hay không?

Việc cần làm đối với giai đoạn thị trường đang trong xu thế điều chỉnh là nhà đầu tư cần thật bình tĩnh suy xét. Nóng vội chỉ làm hiện thực tồi hơn. Hãy thực hiện tái cơ cấu lại tài khoản theo nguyên tắc "Nắm giữ cổ phiếu mạnh và sớm thoát khỏi cổ phiếu yếu trong xu hướng thị trường chung đang điều chỉnh".

3. Nếu chứng khoán là một cuộc chơi, hãy tự tạo lập định luật cho riêng mình

Thiên tài đầu tư chứng khoán Soros đã từng đúc kết "Nếu hôm nay, bạn không tự tạo định luật chơi cho mình. Ngày mai, sẽ có người bắt bạn chơi theo luật của họ".

Tự tạo định luật trong đầu tư, không có nghĩa là phải đạt được lợi nhuận bằng mọi giá trong những lúc thị trường đang xấu đi. Mà trong mọi trường hợp, hãy cố gắng hết sức để hiểu hơn về những giá trị nội tại của doanh nghiệp mà mình lựa chọn, tự rà soát lại nguyên tắc mua hoặc bán cổ phiếu của bản thân trước khi đưa ra quyết định…

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các chiến lược mua - bán & trường phái đầu tư có thể mang lại kết quả cho nhà đầu tư. Mỗi một NĐT khác nhau lại có những chiến lược sao cho phù hợp với phong cách trading của bản thân.

Chính vì thế mỗi khi "quyết định" nhấn lệnh, nhà đầu tư cá nhân nên rà soát kĩ lưỡng lại các điều kiện cần và đủ tự đặt ra trong giới hạn phương pháp của mình. Khi mua vì nguyên tắc gì thì khi nguyên tắc vi phạm, hãy tuân theo kỉ luật bán vì điều đó. Có lẽ bạn chỉ có thể thắng khi bạn là người tạo ra cuộc chơi, còn nếu là tham gia vào cuộc chơi của người khác, khả năng thua luôn là rất cao.

Nguồn: Tri thức trẻ

Quỹ đất bao gồm các dự án đã mở bán và các dự án đang phát triển lên tới 16.410 ha tại các tỉnh thành...

Vinhomes - công ty thứ 3 nhà "họ Vin", sau Vingroup và Vincom Retail - mới đây đã công bố hoàn tất đăng ký 2,68 tỷ cổ phiếu (mã chứng khoán VHM) tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán, chuẩn bị niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Quỹ đất khủng với hơn 16410 ha sẽ cho lợi thế dài hạn của Vinhome
Được cơ cấu lại để trở thành công ty trực tiếp phát triển mảng bất động sản của Vingroup và các công ty thành viên, với kinh nghiệm triển khai hàng chục dự án bất động sản tại 40 tỉnh, thành trên cả nước, hiện tại Vinhomes đang sở hữu quỹ đất lớn nhất trong số các doanh nghiệp phát triển bất động sản tại Việt Nam.

Hơn 90% quỹ đất chưa khai thác

Là thương hiệu được biết đến rộng rãi, năm 2017, tạp chí Global Finance Magazine đã bình chọn Vinhomes là nhà phát triển bất động sản tốt nhất Việt Nam.

Danh hiệu này được trao thông qua việc Vinhomes có tiềm lực tài chính dồi dào dựa trên nội lực và khả năng huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai dự án, đồng thời sở hữu một quỹ đất "khủng" bao gồm các dự án đã mở bán và các dự án đang phát triển lên tới 164.103.000 m2 (16.410 ha) tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đà Nẵng.

Vị trí các dự án đều ở khu vực giao thông thuận lợi, các trung tâm đô thị và du lịch trọng điểm, và những khu vực có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.

Hiện tại, ngoài hai dự án đã hoàn thành là Vinhomes Times City và Vinhomes Royal City tại Hà Nội với tổng diện tích đất 481.000 m2 (48,1 ha), Vinhomes còn đang triển khai 8 dự án tại Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh với tổng diện tích đất 2.864.000 m2 (284,4 ha), dự kiến hoàn thành từ nay đến quý 2/2019.

Một điểm đáng chú ý là với không gian sống đồng bộ, xanh, hiện đại, tất cả các dự án này của Vinhomes đều có tỷ lệ bán thành công ở mức 80-90% tính đến cuối năm 2017.

Lợi thế dài hạn

Tuy nhiên, quỹ đất đang được sử dụng để triển khai dự án của Vinhomes thực tế mới chỉ chiếm chưa đến 10% tổng quỹ đất mà đơn vị này sở hữu. Nói cách khác, hơn 90% nguồn lực đất đai của Vinhomes vẫn đang chờ đợi được khai phá. Đây là một yếu tố được đánh giá sẽ giúp duy trì vị thế hàng đầu của Vinhomes trong dài hạn.

Cụ thể, với 26 dự án dự kiến triển khai trong thời gian tới, với thời gian mở bán từ giữa năm 2018 đến năm 2024, Vinhomes cho biết dự kiến sẽ khai thác số lượng quỹ đất còn lại, tương đương 160.775.000 m2 (16.077,5 ha) tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có các địa phương lần đầu tiên xuất hiện dự án của Vinhomes như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hưng Yên.

Đặc biệt, với dự án Vinhomes Green Hạ Long (dự án Hạ Long Xanh) tại thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với diện tích 79.466.000 m2 (7.946,6 ha) bao gồm biệt thự kèm tiện ích như hệ thống giáo dục từ mầm non tới đại học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí Vinpearland kết hợp resort, sân golf, công viên, du lịch sinh thái đảo dự kiến sẽ tạo diện mạo mới cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là điểm nhấn cho tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh nói chung.

Song song đó, Vinhomes cho biết vẫn tiếp tục gia tăng thêm quỹ đất thông qua việc tự tìm kiếm và đầu tư các quỹ đất mới cũng như các hoạt động M&A theo định hướng chiến lược dài hạn, với mục tiêu là các khu đất ở các vị trí chiến lược của Tp.HCM, Hà Nội và các tỉnh/thành phố lớn, phù hợp với các tiêu chí để phát triển các dự án mang thương hiệu Vinhomes và VinCity với chi phí hợp lý.

Mặt khác, uy tín sẽ là một lợi thế lớn cho Vinhomes khi bước chân vào các địa bàn mới là các trung tâm kinh tế của các vùng như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, hay thành phố vệ tinh của Hà Nội như Hưng Yên - nơi có bắt đầu có nhu cầu về sản phẩm bất động sản tiện nghi, hiện đại, đẳng cấp.

Nguồn: Vneconomy

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.