Tiềm năng tăng trưởng của các cổ phiếu chủ chốt

(NDH) Nếu không vượt được ngưỡng cản 1.115 điểm, VN-Index có thể rơi về mức dưới 1.000 điểm.

Theo CTCK BIDV (BSC), mùa ĐHCĐ và hoạt động công bố KQKD quý I của các công ty niêm yết đang ở giai đoạn cuối. KQKD quý I cải thiện tích cực giúp hạ chỉ số P/E VN-Index. Tính đến 27/4 đã có 69% số công ty niêm yết trên HSX và HNX công bố KQKD quý I. Tổng mức LNST ghi nhận đạt 23.534 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số cổ phiếu chủ chốt đã có mức giá hợp lí so với tiềm năng tăng trưởng.
Nhóm Ngân hàng tiếp vẫn là nhóm có mức cải thiện lợi nhuận tốt nhất thị trường. 5 Ngân hàng trong top 10 cổ phiếu có mức cải thiện lợi nhuận tốt nhất so cùng kỳ gồm VCB, MBB, VPB, HDB và TPB đã đóng góp 55% mức tăng lợi nhuận của toàn thị trường. 289 công ty niêm yết, chiếm tỷ lệ 55% số DN công bố có mức tăng trưởng lợi nhuận.

Tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý I, cùng với giá giảm nhanh ở các cổ phiếu lớn dẫn dắt thị trường giúp cho chỉ số P/E Index giảm mạnh từ mức 21,4 cuối tháng 3 về mức 18,8 cuối tháng 4. Mức P/E của VN-Index dù đắt hơn mức bình quân P/E của chỉ số MSCI khu vực mới nổi và thị trường biên nhưng đã giảm thấp hơn so với chỉ MSCI khu vực phát triển.

Điều trên giúp cho thị trường hạ nhiệt, sớm ổn định và đi vào tích lũy ở vùng giá dưới. Dù vậy, BSC nhận định tháng 5 là thời điểm vùng trũng thông tin. Thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ và khả năng hồi phục mạnh sau điều chỉnh không được đánh giá cao.

Mặt khác, kỳ họp quốc hội thứ 5 khóa XIV sẽ diễn ra từ 21/5 đến 14/6. Thời điểm quốc hội họp cũng sẽ có những vụ điều tra cần lưu ý. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 sẽ xem xét thông qua 7 dự án luật. Trước đó đề xuất về Luật tài sản cũng đã gây tranh cãi gay gắt. Luật này sẽ chưa được xem xét trong vài năm tới nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tâm lý người dân.

Ngoài ra, thông tin khởi tố và tạm giam phó tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, mở rộng điều tra với các đối tượng liên quan và chỉ đạo Tổng bí thư yêu cầu đưa vụ Mobiphone mua AVG vào diện theo dõi là tình tiết đáng lưu ý sau một loạt các vụ án điểm được điều tra và xét xử gần đây.

Cùng với đó, trên thị trường quốc tế, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Syria vẫn là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong năm 2018. Những đe dọa áp đặt thuế quan vẫn đang được 2 quốc gia hàng đầu thế giới sử dụng để gây sức ép lên nhau.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang quanh mức nhậy cảm 3%, mức cao nhất kể từ 1/2014, trong bối cảnh FED sẽ có cuộc họp chính sách vào đầu tháng 5. Thị trường Mỹ đang phản ứng khá nhậy cảm trước thông tin lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3% trong phiên giao dịch 24/4.

Trong giai đoạn nhạy cảm hiện tại, biến động tăng lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ đang tạo sức ép rất mạnh lên TTCK Mỹ và toàn cầu. Kỷ nguyên tiền rẻ đang khép lại, tốc độ tăng lãi suất của FED trước tín hiệu phục hồi kinh tế và áp lực lạm phát sẽ càng củng cổ đà tăng lãi suất của trái phiếu Mỹ, và sẽ là thông tin không mấy tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, vẫn có những yếu tố tích cực tác động lên thị trường chứng khoán.

Áp lực bán margin giải tỏa và hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại sớm dừng

Theo dữ liệu chưa đầy đủ của FiinPro vào cuối quý I năm 2018, nợ ký quỹ của 58 công ty chứng khoán đạt 35.895 tỷ đồng, tăng 9% so với giá trị ghi nhận tại cuối thời điểm năm 2017.

Dù vậy, giá trị nợ ký quỹ chiếm đến 178% vốn chủ và bằng 80% tài sản. Số liệu này chưa phản ánh đầy đủ số liệu thực tế nhưng cũng lý giải một phần về trạng thái căng thẳng cung cấp margin ở các công ty chứng khoán tại một số thời điểm.

Theo BSC, đợt giảm điểm mạnh trong tháng 4 đã làm giảm đáng kể lượng margin và đảo chiều tâm lý liên tục mua vào khi sức mua trước đó. Điều này cũng sẽ giảm rủi ro điều chỉnh sâu trong tháng 5. Bên canh đó, khối ngoại đẩy mạnh cơ cấu danh mục, bán mạnh tại một số chủ chốt như VNM, VIC, MSN, GAS, HPG, … cũng là một trong tác nhân đẩy thị trường giảm sâu. Dù vậy số liệu thống kê cho thấy khối ngoại vẫn mua ròng 66 triệu USD trong tháng 5 điều này cho thấy khối ngoại chưa rút ròng theo xu thế khu vực mà chỉ đẩy mạnh cơ cấu.

Thương vụ Techcombank huy động thành công 21.000 tỷ đồng với giá bán 128.000 đồng/CP cho các nhà đầu tư tổ chức phần lớn là nước ngoài và Vinhomes cũng dự kiến đóng sổ chốt giá, thanh toán và phân phối cổ phiếu vào 30/4 mở ra kỳ vọng nhu cầu cơ cấu của khối ngoại sẽ dừng lại trong tháng 5.

Margin và hoạt động bán cơ cấu khối ngoại được giải quyết thì đà giảm của thị trường sẽ bị chặn đứng, mang lại cơ hội tạo đáy và hồi phục.

Sản phẩm mới chứng quyền đảm bảo (CW) đóng vai trò tích cực và được kỳ vọng ra mắt vào tháng 5.

Có một vài nhận định về thế lực nào đó đánh thị trường xuống để triển khai CW đã được trao đổi trên các trang mạng xã hội. BSC cho rằng những nhận định này hoàn toàn không có cơ sở. Rõ ràng với một sản phẩm mới, có đặc tính đòn bẩy lớn cùng với khả năng sinh lời cao hơn so với cổ phiếu thông thường như CW sẽ mang lại tiện ích cho nhà đầu tư. Thị trường vừa có thêm công cụ và cơ hội mới cũng như cải thiện thêm tính minh bạch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh một thời gian dài, và đang điều chỉnh theo chu kỳ nên quan điểm trái chiều có dấu hiệu được phóng đại theo hướng tiêu cực. 23 cổ phiếu trong VN30 đã được công bố đáp ứng là chứng khoán cơ sở của CW, trong đó có nhiều cổ phiếu cơ bản vẫn sẽ là lựa chọn tốt cho NĐT trước khi thị trường CW vận hành, nhất là trong bối cảnh đã có mức giảm gần về giá hợp lý.

VN-Index có tháng điều chỉnh rõ rệt nhất từ chu kỳ tăng điểm mạnh kể từ năm 2016. Sự suy yếu nhanh của cổ phiếu Bluechips có mức định giá quá cao khiến chỉ số rớt mạnh và kéo theo hoạt động cắt giảm margin.

Với mức sụt giảm nhanh như hiện tại, VN-Index đã giảm về mức bình quân của các thị trường phát triển, trong đó một số cổ phiếu chủ chốt đã có mức giá hợp lý so với tiềm năng tăng trưởng. Trong ngắn hạn áp lực bán ra vẫn hiện hữu ở một số cổ phiếu Bluechips đang có mức định giá vượt trội từ thị trường và từ hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại.

Do vậy, thị trường vẫn còn dư địa giảm điểm về quanh 1.000 điểm (mức Fibonacci 23.8% của chu kỳ dài hạn từ 2012, đồng thời là đáy tuần của đợt điều chỉnh tháng 2) trong 1-2 tuần đầu tháng 5 và sẽ tích lũy hội phục lại nửa sau tháng 5. VN-Index vận động tích lũy lại trong khoảng 1.000 – 1.100 điểm trong tháng 5.

Trường hợp tích cực, quay lại kiểm tra ngưỡng cản 1.115 điểm. Sau nhịp bán mạnh, nhóm cổ phiếu Ngân hàng với sự cải thiện mạnh về lợi nhuận sẽ hỗ trợ chỉ số hồi phục. Thanh khoản chỉ duy trì ở mức trung bình, chỉ số dần ổn định tạo vùng tích lũy quanh 1.100 điểm.

Trường hợp tiêu cực, VN-Index vận động theo mô hình V-D-V sau khi không vượt được cản 1.115 điểm và giảm sâu dưới 1.000 điểm. Biến động tiêu cực từ thị trường thế giới, khối ngoại bán ra là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và dòng tiền vào thị trường.

Nguồn: NDH

Một số cổ phiếu chủ chốt đã có mức giá hợp lí so với tiềm năng tăng trưởng. Nếu thị trường không có dòng tiền mới thì khả năng là được điều chỉnh mạnh để cân bằng lại mức giá, hấp thu dòng tiền mới vào thị trường.

Labels:
[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.