September 2019

Với kinh nghiệm hơn 50 năm xây lắp đường truyền và trạm biến áp tại Việt Nam, PC1 được dự đoán sẽ hưởng lợi khi Việt Nam phải tăng công suất điện lên gấp 3 lần trong 15 năm tới.
Theo CTKC KIS thì PC1 có khả năng cạnh tranh trực tiếp với tất cả các đối thủ nhờ việc đáp ứng được cả 3 tiêu chí trong các dự án đấu thầu là kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và khả năng tài chính (trích trong NCĐT số 651, ra ngày 23/9/2019 trang 20-21).
PC1 có khả năng cạnh tranh trực tiếp với tất cả các đối thủ nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong các dự án đấu thầu
PC1 cũng đầu tư lớn vào sản xuất điện, giúp cải thiện biên lợi nhuận chung của công ty. Biên lợi nhuận gộp của mảng phát điện đang trong xu hướng tăng từ 45% năm 2016 lên 62% năm 2018.
KIS dự báo PC1 sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận kép 14,9% trong giai đoạn 2019-2022.
Cổ phiếu được định giá 23.900 - 24.500 đồng/cổ phiếu.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ổn định và nguy cơ thiếu điện hoặc hạn chế nguồn cung ngày càng hiện hữu thì với việc sở hữu các nhà máy lớn tập trung ở các khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW).

Ngoài ra, theo báo cáo của CTCK Rồng Việt thì các nhà máy trong danh mục của POW đang lần lượt bước vào giai đoạn hoàn thành trả nợ và khấu hao máy móc sẽ giúp lợi nhuận của POW tiếp tục được cải thiện (trích trong NCĐT số 650 trang 18-19, ra ngày 16/09/2019).
Các nhà máy cũ lần lượt hoàn thành trả nợ và khấu hao máy móc cùng các nhà máy mới dần đi vào hoạt động sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của POW.
Báo cáo này cũng chỉ ra các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của POW như chi phí, nguồn cung nguyên liệu đầu vào (khí thiên nhiên và than); rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ chiếm 75% cơ cấu nợ vay của POW.
Định giá: 17.900 đồng/cổ phiếu

Với ưu thế là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất vật liệu thạch anh nhân tạo (Quartz) thì dư địa tăng trưởng của Vicostone (VCS) vẫn còn nhiều với cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Theo báo cáo phân tích của CTCK Phú Hưng thì 90% doanh thu bán hàng của VCS là từ hoạt động xuất khẩu với 3 thị trường chính là Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc (trích trong NCĐT số 649, trang 20-21, ra ngày 9/9/2019).

Tại thị trường trong nước, các sản phẩm trung và cao cấp của Vicostone ngày càng được chấp nhận ở các đô thị sầm uất như TpHCM và Hà Nội. Đây là nguồn cầu tiềm năng trong tương lai của Vicostone tại thị trường nội địa.
Dư địa tăng trưởng ở thị trường nội địa và quốc tế của VicoStone vẫn còn rất lớn.
Theo báo cáo này, về rủi ro thì VCS đối mặt với áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế (sản phẩm gạch ốp lát) và các nhà sản xuất, cung cấp đá tự nhiên, laminate...
Định giá: 74.930 đồng/cổ phiếu

Trong điều kiện kinh tế nhiều biến động, Thiên Long đã chứng tỏ được sức mạnh của sự tăng trưởng ổn định. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu kép 15.2%/năm và dự đoán lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 16.2%/năm nhờ tăng trưởng nhu cầu văn phòng phẩm ở Việt Nam và ASEAN.

Theo báo cáo của VCSC (trích trong NCĐT số 648 ra ngày 02/09/2019, trang 18-19) thì phần lớn doanh thu của Thiên Long là ở thị trường nội địa (85%). Trong đó, mảng bút/viết và dụng cụ văn phòng phẩm của TLG dẫn đầu thị trường (chiếm 60% thị phần) cũng như đóng góp 3/4 doanh thu của TLG.

Rủi ro chính liên quan đến biên lợi nhuận của Thiên Long là nguồn nguyên liệu nhựa liên quan đến giá dầu thô và giá nhựa biến động mạnh. Tuy nhiên, công ty đã cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào chính như sản xuất được đầu bút bi thay thế một phần cho hàng nhập khẩu.
Thiên Long là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư dài hạn, tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng ổn định với mục tiêu tăng trưởng rõ ràng.

Dựa trên dự báo nhu cầu văn phòng phẩm tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, bên cạnh việc thâm nhập vào các thị trường ASEAN, VCSC đánh giá Thiên Long là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư dài hạn, tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng ổn định với mục tiêu tăng trưởng rõ ràng.
Định giá: 73.200 đồng/cổ phiếu

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.