October 2019

Nếu theo lý thuyết thị trường hiệu quả thì chúng ta không thể dự báo được giá chứng khoán, bởi tại một thời điểm giá chứng khoán đã phản ánh đầy đủ thông tin tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta tin rằng giá chứng khoán phụ thuộc hoặc được xây dựng dựa trên kì vọng của các nhà đầu tư thì chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường. Khi đó, việc biết lí do vì sao nên bán một chứng khoán đã được phân tích có lẽ không còn quan trọng bằng việc tìm hiểu lí do tại sao các nhà đầu tư khác lại cũng muốn bán chúng. Ẩn số lớn nhất trong giá chứng khoán chính là phần thặng dư hay chiết khấu mà mỗi nhà đầu tư cộng hoặc trừ vào giá của chúng. Thông thường, các nhà đầu tư có chung kì vọng về mức sinh lời của một chứng khoán mà bản thân họ đôi khi không lý giải được.

Phân tích kỹ thuật là kỹ thuật phân tích các dữ liệu quá khứ của chứng khoán để đưa ra các dự báo cho tương lai. Kỹ thuật phân tích này dựa các kinh nghiệm rằng "tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ bằng một con đường khác" (Authur Wing Pinero, 1893).

Giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản thì kỹ thuật nào quan trọng hơn? Ở đây, không có một sự so sánh, lựa chọn tốt nhất và luôn đúng giữa hai kỹ thuật này. Bởi mỗi loại phân tích luôn có những ưu/nhược điểm, mỗi vùng sống riêng. Phân tích kỹ thuật cũng không phải hoàn hảo, nó chỉ là công cụ hỗ trợ quan trọng cho các nhà đầu tư trong bối cảnh lượng thông tin hoặc tin đồn tràn ngập như hiện này.

Một số thuật ngữ cơ bản khi bước đầu làm quen với phân tích kỹ thuật:

  • Giá chứng khoán: thể hiện sử đồng thuận của người mua (kì vọng giá tăng) và người bán (kì vọng giá giảm). Sự thay đổi giá chứng khoán cho biết sự thay đổi trong kì vọng của nhà đầu tư về giá trong tương lai.
  • Ngưỡng hỗ trợ: là mức giá mà tại đó đa phần nhà đầu tư cho rằng giá sẽ không xuống thấp hơn. Ngược lại với ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng kháng cự. Ngưỡng kháng cự cho biết mức giá sẽ không lên cao hơn được theo cảm nhận của đa số các nhà đầu tư.
  • Xu hướng giá: cho biết hướng của sự thay đổi giá trong một gia đoạn nhất định. Xu hướng khác với ngưỡng hỗ trợ/kháng cự ở chổ xu hướng cho biết hướng của sự thay đổi còn ngưỡng hỗ trợ/kháng cự cho biết các rào cản đối với sự thay đổi.



Đầu tư thụ động thông qua các quỹ đầu tư vào chỉ số (ETF - Exchange Trade Fund) là xu hướng đầu tư phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Lý giải cho việc này, giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân CTCK HSC (trích trong NCĐT số 654 ra ngày14/10/2019, trang 18-19) đưa ra 3 luận điểm chính:
  1. EFT có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các quỹ đầu tư chủ động
  2. Các quỹ đầu tư chủ động bị hoài nghi về khả năng đánh bại thị trường
  3. Danh mục của ETF mô phỏng chỉ số và được đa dạng hóa tốt hơn, mức độ biến động thấp hơn khi thị trường biến động lớn.

Kỳ vọng nâng hạn, chỉ số mới và các sản phẩm chứng quyền là động lực tăng tưởng của nhóm cổ phiếu trụ trong VN30 trong tương lai.

Sự xuất hiện của các quỹ ETF dẫn đến việc dòng tiền bị phân hóa mạnh. Trong thời gian qua, dòng tiền có xu hướng tập trung vào các cổ phiếu lớn đặc biệt là các cổ phiếu trong nhóm VN30 (thể hiện qua thanh khoản và diễn biến giá của nhóm cổ phiếu này). Chỉ số VNMidcap và VNSmallcap diễn biến tệ hơn so với VN30. Nguyên nhân cho việc này có thể là:
  1. Kỳ vọng nâng hạn (nếu xảy ra) thì nhóm cổ phiếu được lợi sẽ là các cổ phiếu trụ
  2. Sản phẩm chứng quyền chỉ dành cho các cổ phiếu cơ sở nằm trong nhóm VN30
  3. Kì vọng triển khai các chỉ số mới như VX50, VN100 hoặc ETF cho nhóm cổ phiếu hết room và nhóm tài chính.


Vietralvel là hãng lữ hành nổi tiếng của Việt Nam, hoạt động từ năm 2012. Ngoài Saigontourist thì khó tìm thấy tên tuổi nào có thể so kè với Vietravel cả về thị phần lẫn doanh số. Tuy nhiên, vì doanh thu của Vietravel chủ yếu đến từ hoạt động lữ hành nên lợi nhuận của Vietravel rất thấp chỉ đạt 58 tỉ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 7200 tỷ/năm (biên lợi nhuận chưa tới 1%). Trong khi đó, doanh thu của Saigontourist thậm chí còn thấp hơn (6.651 tỷ/năm) nhưng có lợi nhuận sau thuế vượt trội so với Vietravel (983 tỷ đồng với biên lợi nhuận ròng 14,8%/năm). Nguyên nhân là do cơ cấu doanh thu của Saigontourist đến từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, lưu trú, cho thuê mặt bằng chứ không hẳn phụ thuộc vào mảng lữ hành (trích NCĐT số 657, ra ngày 14/10/2019, trang 20-21).
VTR vẫn còn đó những lo ngại về vấn đề tài chính cho định hướng xây dựng hệ sinh thái ngành du lịch - một thị trường quy mô 45 tỷ với tốc độ tăng trưởng 2 con số đến năm 2025.
Trong chiến lược tương lai, bên cạnh định hướng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch với hệ thống lưu trú, khách sạn, vận chuyển thì vừa qua Vietravel đã huy động thành công 700 tỷ đồng trái phiếu riêng rẽ để bơm vốn cho hãng hàng không Vietravel Airline (dự kiến chính thức cất cánh từ quý 2/2020). Tuy nhiên, trong bối cảnh Vietravel chưa bao giờ lãi trên 60 tỷ/năm thì mức lãi suất 9,25%/năm trong 15 tháng đầu và 11%/năm cho những năm tiếp theo sẽ đẩy Vietravel vào khó khăn tài chính.

Hơn nữa, giới phân tích tài chính còn lo ngại về tiềm lực tài chính của Vietravel. Vốn chủ sở hữu cuối Quý 1/2019 của Vietravel chỉ 235 tỷ với tổng tài sản là 1.368 tỷ thì quá thấp so với các tên tuổi trong ngành ngành không hiện tại.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho rằng mô hình khai thác chuyến bay Charter của Vietravel tiềm ẩn khó khăn khi chọn mạng lưới bay ở các sân bay thứ cấp (bởi khách du lịch thường xuất phát từ các sân bay lớn như Nội Bài, TpHCM, Đà Nẵng hay Cam Ranh). Khi đó, nếu Vietravel không khai thác hiệu quả chuyến bay charter thì rất khó chuyển sang khai thác thường lệ (xin giờ đậu qua đêm, xin giờ bay...).

Mặc dù sức hút từ tăng trưởng 2 con số của ngành du lịch vẫn còn rất lớn, tuy nhiên, sự cất cánh của cổ phiếu VTR còn phụ thuộc vào sự thay đổi, bứt phá và những cơ hội, hiệu quả từ các mảng mở rộng của Vietravel trong thời gian tới.

98% doanh thu của Vicostone (VCS) đến từ hoạt động xuất khẩu với các thị trường chính là Bắc Mỹ, Mỹ và Châu Âu. Riêng đối với thị trường Mỹ, Vicostone đang nắm trong lại lợi thế hiếm gặp khi giá sản phẩm thạch anh của Trung Quốc bị áp thuế 3 lần, cùng với khả năng kiện bán phá giá đối với các sản phẩm tương tự của Ấn Độ (biên độ phá giá cáo buộc trên 300%). Ngoài ra, với mặt bằng lãi suất thấp, nhu cầu nhà ở và khu công nghiệp xây dựng sẽ là yếu tố tích cực kích cầu các sản phẩm của Vicostone tại thị trường này (trích NCĐT số 654, ra ngày 14/10/2019, trang 16-17).
Với các yếu tố thuận lợi cả về phía cung, lẫn phía cầu sẽ là động lực tăng trưởng mạnh của VCS trong năm 2020
Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia thì VCS có thể đối mặt với các rủi ro điều chỉnh như:
  1. Khoản phải thu chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản
  2. Diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
  3. Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế
  4. Rủi ro trở thành đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá


Tiếp nối Campuchia và Myanmar, Lào sẽ là thị trường quốc tế thứ 3 sẽ được VGI triển khai thử nghiệm 5G vào cuối năm 2019. Dự kiến, ngày 23.10 Unitel sẽ tổ chức một cuộc triễn lãm công nghệ có quy mô lớn tại Lào.
Thị trường Lào đã hoàn vốn sau 5 năm hoạt động với mức hoàn vốn về cổ tức gần 185 triệu USD, gấp 6,3 lần vốn đầu tư của VGI
Sau 13 năm triển khai đầu tư tại Lào, Unitel đã trở thành thương hiệu đứng đầu cả nước trong lĩnh vực viễn thông với hơn 3 triệu khách hàng, chiếm 56% thị phần viễn thông và doanh thu lũy kế đạt 1,45 tỷ USD. Tính đến hết năm 2018, Unitel đã giúp Viettel hoàn vốn về cổ tức gần 185 triệu USD, gấp gần 6,3 lần vốn đầu tư. Thị trường này đã hoàn vốn sau 5 năm (trích trong NCĐT số 654, ra ngày 14/10/2019, trang 12).

Theo phân tích của CTCK Rồng Việt trích trong Nhịp cầu đầu tư số 653 (ngày 07.10.2019 trang 20) thì động lực tăng trưởng của VHC đến từ các yếu tố:
  1. Giá đầu vào nguyên liệu giảm do nguồn cung dồi dào 
  2. Dự án cá giống công nghệ cao của Na Uy giúp cải thiện thiện chất lượng và giảm chi phí 
  3. Lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ khi hợp tác với Alibaba 
  4. Công suất chế biến mở rộng 
  5. Các yếu tố vĩ mô thuận lợi như thuế suất ưu đãi từ Mỹ, EU (hiệp định EVFTA0), Trung Quốc
Quý 4 luôn là quý mua hàng cao điểm của các nhà nhập khẩu thủy sản, nhằm dự trữ cho các kỳ lễ lớn: Giáng sinh, Tết
Quý 4 là quý mua hàng cao điểm của các nhà nhập khẩu thủy sản nhằm dự trữ cho các mùa lễ lớn
Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, FCFF, CTKC Bảo Việt định giá mục tiêu của VHC là 102.000 đ/cổ phiếu, tương ứng mức P/E là 6.9x. Hiện tại, P/E của VHC là 4.26 thấp hơn mức trung bình của ngành là 4.74.

KBC là một trong những doanh nghiệp đầu tư phát triển KCN lớn nhất tại phía Bắc với quỹ đất quản lý lên đến 5.188 ha (tương đương 5,5% tổng diện tích KCN cả nước) và khoảng 1.058 ha quỹ đất chuyên dụng phát triển dịch vụ đô thị (Theo Mirae Asset trích trong Nhịp cầu Đầu tư số 652 ra ngày 30.09.2019, trang 18-19).

Hội đủ các yếu tố "Thiên thời" (dòng vốn FDI mạnh mẽ) và "Địa lợi" (quỹ đất lớn), KBC đang trên đường hoàn thành mục tiêu kinh doanh đề ra với doanh thu đạt 1.569 tỉ (tăng trưởng 66% so với cùng kì) và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 512 tỉ (tăng trưởng 76% so với cùng kì) chỉ sau 6 tháng đầu năm.
Hội đủ các yếu tố Thiên thời - Địa lợi, KBC dự đoán sẽ bứt phá mạnh kế hoạch kinh doanh năm 2019
VNDirect nhận định KBC là một cổ phiếu rất đáng quan tâm đầu tư với các lý do:
  1. Kinh nghiệm dày dặn trong khai thác BĐS Công nghiệp với các khách thuê nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ
  2. Tăng trưởng kép EPS ở mức 18,7% trong năm 2019-2020
  3. Nguồn cung đất dồi dào trong ngắn hạn, lẫn dài hạn
  4. Vị trí thuận lợi để đón đầu dòng FDI chuyển dịch đầu tư từ TQ vào VN
Định giá: 17.500 - 18.000
Khuyến nghị: MUA

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.