Chiến lược kinh doanh của Vietravel - VTR

Vietralvel là hãng lữ hành nổi tiếng của Việt Nam, hoạt động từ năm 2012. Ngoài Saigontourist thì khó tìm thấy tên tuổi nào có thể so kè với Vietravel cả về thị phần lẫn doanh số. Tuy nhiên, vì doanh thu của Vietravel chủ yếu đến từ hoạt động lữ hành nên lợi nhuận của Vietravel rất thấp chỉ đạt 58 tỉ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 7200 tỷ/năm (biên lợi nhuận chưa tới 1%). Trong khi đó, doanh thu của Saigontourist thậm chí còn thấp hơn (6.651 tỷ/năm) nhưng có lợi nhuận sau thuế vượt trội so với Vietravel (983 tỷ đồng với biên lợi nhuận ròng 14,8%/năm). Nguyên nhân là do cơ cấu doanh thu của Saigontourist đến từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, lưu trú, cho thuê mặt bằng chứ không hẳn phụ thuộc vào mảng lữ hành (trích NCĐT số 657, ra ngày 14/10/2019, trang 20-21).
VTR vẫn còn đó những lo ngại về vấn đề tài chính cho định hướng xây dựng hệ sinh thái ngành du lịch - một thị trường quy mô 45 tỷ với tốc độ tăng trưởng 2 con số đến năm 2025.
Trong chiến lược tương lai, bên cạnh định hướng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch với hệ thống lưu trú, khách sạn, vận chuyển thì vừa qua Vietravel đã huy động thành công 700 tỷ đồng trái phiếu riêng rẽ để bơm vốn cho hãng hàng không Vietravel Airline (dự kiến chính thức cất cánh từ quý 2/2020). Tuy nhiên, trong bối cảnh Vietravel chưa bao giờ lãi trên 60 tỷ/năm thì mức lãi suất 9,25%/năm trong 15 tháng đầu và 11%/năm cho những năm tiếp theo sẽ đẩy Vietravel vào khó khăn tài chính.

Hơn nữa, giới phân tích tài chính còn lo ngại về tiềm lực tài chính của Vietravel. Vốn chủ sở hữu cuối Quý 1/2019 của Vietravel chỉ 235 tỷ với tổng tài sản là 1.368 tỷ thì quá thấp so với các tên tuổi trong ngành ngành không hiện tại.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho rằng mô hình khai thác chuyến bay Charter của Vietravel tiềm ẩn khó khăn khi chọn mạng lưới bay ở các sân bay thứ cấp (bởi khách du lịch thường xuất phát từ các sân bay lớn như Nội Bài, TpHCM, Đà Nẵng hay Cam Ranh). Khi đó, nếu Vietravel không khai thác hiệu quả chuyến bay charter thì rất khó chuyển sang khai thác thường lệ (xin giờ đậu qua đêm, xin giờ bay...).

Mặc dù sức hút từ tăng trưởng 2 con số của ngành du lịch vẫn còn rất lớn, tuy nhiên, sự cất cánh của cổ phiếu VTR còn phụ thuộc vào sự thay đổi, bứt phá và những cơ hội, hiệu quả từ các mảng mở rộng của Vietravel trong thời gian tới.

VTR vẫn còn đó những lo ngại về vấn đề tài chính cho định hướng xây dựng hệ sinh thái ngành du lịch - một thị trường quy mô 45 tỷ với tốc độ tăng trưởng 2 con số đến năm 2025.

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.