Tại sao các nhà đầu tư lại bán tháo các tài sản lúc này?

Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến giá vàng tăng rất mạnh trong các cuộc khủng hoảng kinh tế ở các giai đoạn 1990 - 1991, 1999 - 2000 hay 2008 - 2009 nhưng vấn đề này không lặp lại ở thời điểm dịch Covid-19 này. Hiện tại, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang liên tục bán tháo tất cả các tài sản hiện có để chuyển sang nắm giữ tiền mặt vào lúc này. Câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà đầu tư phải bán tháo các tài sản hiện có vào lúc này? Câu trả lời đơn giản là do họ đang cần tiền mặt để chi trả cho các nghĩa vụ đến hạn của mình.

Dưới áp lực đóng các trạng thái của các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của các quỹ đầu tư làm suy yếu thanh khoản đồng đô la Mỹ, gây hiện tượng bán tháo ở thị trường chứng khoán và mất giá ở các đồng tiền.

Tiếp đến, một câu hỏi khác sâu hơn cần làm rõ là vì sao sau khi bán các tài sản đang nắm giữ, các nhà đầu tư lại phải chuyển sang nắm giữ đô la Mỹ? Nguyên nhân sâu xa và gốc rễ đơn giản vẫn nằm ở giá trị của đồng đô la Mỹ. Bởi đô la Mỹ được xem là một đồng tiền mạnh, giá trị đảm bảo và đặc biệt là có tính thanh khoản toàn cầu. Cơ chế bán tháo tất cả các loại tài sản và chuyển sang đồng đô la Mỹ làm thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng tiền của các nước mất giá mạnh được TBKTSG số 13/2020 (ngày 26/03/2020, trang 19) mô tả như sau:

Khi nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn tăng trưởng ổn định thì các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tại các quốc gia trên thế giới sẽ huy động tiền của dân chúng bằng đồng nội tệ thông qua các quỹ đầu tư (funds) như quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư cổ phiếu/trái phiếu hay bất động sản... Các công ty quản lý quỹ này sẽ thực hiện các giao dịch hoán đổi tiền tệ (swap) với các ngân hàng, định chế tại Mỹ để chuyển đồng nội tệ sang đồng đô la Mỹ đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, thậm chí là bất động sản tại các thị trường có mức sinh lời cao.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một cuộc khủng hoảng, đặc biệt là tại Mỹ, thì nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản, thất nghiệp gia tăng và thu nhập quốc dân sẽ giảm. Khi đó, các ngân hàng Mỹ sẽ buộc phải đóng trạng thái trước hạn đối với các hợp đồng hoán đổi tiền tệ trước đó với các công ty quản lý quỹ trên toàn cầu. Nói cách khác, các ngân hàng Mỹ sẽ yêu cầu các công ty quản lý quỹ trả lại đô la, và các quỹ sẽ nhận lại đồng nội tệ họ đã hoán đổi trước đó. Để có tiền trả cho ngân hàng Mỹ, các quỹ đầu tư này sẽ bán các tài sản đã đầu tư và chuyển sang đô la Mỹ.

Một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại như vậy và theo một phản ứng dây chuyền khiến thanh khoản đồng đô la suy kiệt. Hệ quả là việc bán tháo tất cả các loại tài sản khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng tiền của các nước mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ.

Dưới áp lực đóng các trạng thái của các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của các quỹ đầu tư làm suy yếu thanh khoản đồng đô la Mỹ, gây hiện tượng bán tháo ở thị trường chứng khoán và mất giá ở các đồng tiền.

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.