May 2020

GEX với lợi thế là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối thiết bị điện cùng với các thế mạnh về sản xuất năng lượng, bất động sản, logistics..., là một cổ phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng dài hạn. Sau đây là một số thông tin tích cực hỗ trợ giá GEX trong thời gian tới:

  • Chi phí nguyên vật liệu giảm mạnh. Các nguyên liệu cơ bản như như đồng, nhôm, nhựa là nguyên liệu chính trong sản xuất dây cáp và thiết bị điện, chiếm 75%-80% chi phí giá vốn hàng bán đã giảm mạnh từ sau tết khi dịch bệnh bùng phát.
  • Nhu cầu thiết bị điện, thiết bị truyền tải tăng cao với các gói đầu tư công mà chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện. Các nhu cầu BĐS công nghiệp tăng cao trước làn sóng chuyển dịch đầu tư FDI vào Việt Nam.
  • GEX thông báo thoái vốn đầu tư trong mảng vận hành logistics qua hình thức bán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 2-3. Hiện Gelex Logistics (Gelex sở hữu toàn bộ vốn 1.210 tỷ đồng) đang nắm giữ 54,8% cổ phần tại Kho vận miền Nam (Sotrans, HoSE: STG) và 2 trung tâm logistics rộng 80ha.
  • GEX đăng ký mua lại 29 triệu cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cổ phiếu và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 23/4 đến ngày 22/5/2020. Nguồn vốn sử dụng là thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 



Giới thiệu cổ phiếu GEX

Với tác động từ dịch Covid-19, giá của hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều đã lao dốc khá mạnh so với năm ngoái. Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (HOSE: GEX) được đánh giá là cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt để nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn trong thời gian tới.

Các dự án trong ngành điện liên tục được triển khai

Với các dự án nguồn điện, EVN sẽ hoàn thành các dự án: Thủy điện Thượng Kon Tum và 4 dự án điện mặt trời (249MWp), gồm: Phước Thái 1, Sê San 4, Phước Thái 2, Phước Thái 3; khởi công 2 dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I, Thủy điện Hoà Bình mở rộng.

Đặc biệt, EVN sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện quan trọng được Chính phủ giao; trong đó, hoàn thành chuẩn bị đầu tư, thu xếp vốn để khởi công trong năm 2021 các dự án Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Ô Môn IV, Nhiệt điện Dung Quất I; hoàn thành quyết toán 15 công trình nguồn điện. Với các dự án lưới điện, EVN sẽ khởi công 218 công trình và hoàn thành 240 công trình lưới điện 110 - 500kV.

Bên cạnh đó, EVN chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm, cụ thể như: Đường dây 500kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 (hoàn thành tháng 6/2020); lưới điện đồng bộ Nhiệt điện BOT Hải Dương, Nghi Sơn 2, giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo và nguồn thủy điện Tây Bắc; lưới điện liên kết đấu nối nguồn điện từ Lào về Việt Nam; các công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam, Thành phố Hà Nội và các phụ tải quan trọng. Vì vậy, dư địa tăng trưởng cho GEX nói riêng và các công ty cung cấp thiết bị điện nói chung còn khá lớn.

Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cũng nỗ lực tìm kiếm, phát triển các thị trường nước ngoài để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Giá trị xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện liên tục tăng trưởng tốt trong những năm vừa qua.

Các lợi thế của GEX

Chi phí nguyên vật liệu giảm

Kim loại cơ bản như đồng, nhôm, nhựa là nguyên liệu chính trong sản xuất dây cáp và thiết bị điện, chiếm 75%-80% chi phí giá vốn hàng bán.

Giá nhôm sụt giảm mạnh khi giảm từ mức 2,461 USD/tấn vào tháng 04/2018 xuống mức 1,489 USD/tấn vào cuối tháng 03/2020, tương đương mức giảm hơn 39%. Trong khi đó, giá đồng cũng lao dốc khi giảm từ mức 7,200 USD/tấn vào tháng 06/2018 về mức 4,797 USD/tấn vào cuối tháng 03/2020, tương đương với mức giảm hơn 33%.



Hãng tin Reuters cho biết lượng thép và đồng tồn kho tại Trung Quốc đã giảm xuống vào giữa tháng 03/2020. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng thép và đồng của Trung Quốc đang phục hồi trở lại. Tuy nhiên, giá kim loại vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi mà dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp làm cho nhu cầu của những thị trường khác giảm xuống. Điều này tiếp tục có tác động tích cực đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của mảng dây cáp và thiết bị điện của GEX trong ngắn hạn.

Doanh thu nhóm dây cáp điện và thiết bị điện đóng góp chính vào doanh thu của GEX, chiếm hơn 82% và tăng trưởng 12% so với năm 2018. Đây là mảng ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, suy thoái, khủng hoảng kinh tế nên sẽ là một điểm sáng của GEX khi mà dịch Covid-19 vẫn đang leo thang.

Mảng tiện ích cộng đồng khá tiềm năng

Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng với tốc độ khoảng 8%-10%/năm. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Công Thương, Việt Nam đang đối mặt với khó khăn trong cung ứng điện từ năm 2020 đến 2023. Trong khi đó, tương lai gần sẽ không có dự phòng ở vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ. Lượng nước về các hồ đạt thấp, khiến cho sản lượng điện phát lên lưới khá thấp.


Việc GEX tập trung một phần nguồn lực để đầu tư vào mảng điện năng, điển hình là nhà máy thủy điện Sông Bung 4A, khi mà nguồn nước trong hồ khá dồi dào. Nhưng từ nửa cuối năm 2018 đến nay, hiện tượng thời tiết El Nino đã có tác động tiêu cực lên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên làm cho lượng mưa ở các khu vực này thấp hơn nhiều so với trung bình những năm trước. EVN dự báo nước về hồ chứa 6 tháng đầu năm 2020 kém hơn trung bình nhiều năm.

Song, GEX đã nhận thấy được điều này và tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo, điển hình như dự án điện mặt trời Bình Thuận. GEX cũng đã được UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận cho công ty đầu tư vào các dự án quan trọng như nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3 dự kiến đi vào hoạt động năm 2021 và đẩy mạnh dự án điện mặt trời Bình Phước đến năm 2025.

Đối với lĩnh vực nước sạch, GEX đang nắm giữ hơn 60% cổ phần của CTCP nước sạch Sông Đà (VCW), hiện là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm ba quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm và một số đơn vị nằm dọc hệ thống truyền tải nước Đại lộ Thăng Long. VCW có lợi thế rất lớn bởi đường nước mặt Sông Đà được đánh giá là ổn định và dễ khai thác hơn so với nhiều sông khác. Trong khi đó, khu vực cung cấp nước đều là những nơi đông người với nhu cầu gia tăng liên tục qua các năm.



Về hoạt động kinh doanh năm 2019, doanh thu thuần tăng 15.12% so với năm 2018 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 36.94% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng nước của VCW liên tục tăng từ năm 2017 tới nay. Dự kiến lợi nhuận của VCW sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2020.


Quỹ ETF VFMVN DIAMOND sẽ sử dụng chỉ số VN-DIAMOND làm chỉ số cơ sở. Chỉ số VN-DIAMOND được tính toán bởi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Đây là chỉ số đầu tư, với số lượng cổ phiếu hạn chế, chỉ từ 10-20 cổ phiếu đang được nắm giữ bởi nước ngoài ở tỷ lệ giới hạn tối đa. Mỗi cổ phiếu sẽ bị giới hạn tỷ trọng không vượt quá 15% và mỗi ngành bị giới hạn tỷ trọng không vượt quá 40%. Các tiêu chí để lựa chọn các thành phần của VN-DIAMOND bao gồm tỷ lệ sở hữu nước ngoài, vốn hóa thị trường và thanh khoản.

Bảng 1: Sơ lược về tiêu chí lựa chọn cổ phiếu trong chỉ số Vn-Diamond



Theo ước tính của VNDirect thì VPB, FPT và MWG, là các cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong rổ với tỷ lệ lần lượt là 15,3%, 14,7% và 14,0%. Đồng thời, ngành ngân hàng với 5 cổ phiếu là ngành có tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng 43%.

Bảng 2: Danh mục cổ phiếu trong chỉ số Vn-Diamond

Chỉ số VN-DIAMOND có tăng trưởng vượt trội so với chỉ số cơ sở VN-INDEX kể từ tháng 11/2019. Cụ thể, tính từ ngày 15/11/2019, chỉ số VN-DIAMOND chỉ giảm 2,7% so với mức giảm 11% của VN-INDEX. Hoặc trong giai đoạn Covid-19, chỉ số VN-INDEX giảm 6,4% tính đến ngày 27/02/2020, trong khi đó chỉ số VN-DIAMOND vẫn giữ được mức tăng nhẹ 1,7%.

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.