July 2020

Lạm phát (Inflation) xảy ra khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng, trong khi giảm phát (Deflation) xảy ra khi giá giảm. Sự cân bằng giữa hai điều kiện kinh tế này, hai mặt đối lập của cùng một đồng tiền, rất tế nhị và một nền kinh tế có thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái này sang trạng thái còn lại (Nguồn: Investopedia.com).


Lạm phát (Inflations) xảy ra khi giá tăng, còn Giảm phát (Deflations) xảy ra khi giá giảm.

Trong 20 năm qua, và lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, chi phí dịch vụ (lao động) đã tăng lên trong khi chi phí cho "hàng hóa" (hàng hóa lâu bền) đang giảm dần. Từ năm 1959 đến năm 1994, giá hàng hóa lâu bền không bao giờ giảm trong hơn một hoặc hai tháng. Điều này đã thay đổi bắt đầu từ năm 1995, đó là năm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bắt đầu mạnh lên, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu được tự do hóa, và Trung Quốc bắt đầu chuyển thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu. Kết quả là chi phí ngành dịch vụ tăng khoảng hai phần ba, nhưng chi phí hàng hóa lâu bền đã giảm gần một phần ba.



Theo merriam-webster.com thì

 A recession is a downtrend in the economy that can affect production and employment, and produce lower household income and spending. The effects of a depression are much more severe, characterized by widespread unemployment and major pauses in economic activity.

Tạm hiểu:

Khủng hoảng (Depression) thường kéo dài và trầm trọng hơn rất nhiều so với Suy thoái (Recession).


Suy thoái (recession) là một sự sụt giảm trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất, việc làm và dẫn đến các mức thấp hơn trong thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Các cuộc suy thoái kéo dài ít nhất 6 tháng. Còn các cuộc khủng hoảng (depression) thường kéo dài và trầm trọng hơn rất nhiều, được đặc trưng bởi tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, và phần lớn các hoạt động đình trệ.


Trong hệ thống phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC) và chuẩn Việt Nam (VSIC) thì hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) thuộc nhóm ngành cấp 1 (kí hiệu ngành L) tương đương với nhóm ngành lớn như nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều này cho thấy phần nào tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh BĐS trong nền kinh tế.

Kinh doanh BDS là một trong những nhóm ngành có tỷ lệ phát thải khí nhà kính thấp nhất. Ngoài ra, tầm quan trọng của BĐS đối với tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện mức đóng góp của yếu tố vốn là đất đai là 22% (vốn bằng tiền khoảng 15%) cùng với khoảng đóng góp của người lao động là 20% và TFP khoảng 43% vào tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Về cơ cấu giá trị tăng thêm (VA) trong GDP thì tỷ trọng ngành BĐS có khuynh hướng ngày càng thấp, từ mức 6,7% năm 2005 giảm còn 4,6% vào năm 2018 (hình 1, 2 - ảnh trên).

Điều này có thể giải thích bởi tốc độ tăng trưởng của ngành BĐS thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo.

Trớ trêu là nền công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam phần lớn là nền công nghiệp gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI rất lớn. Hàm lượng giá trị tăng thêm (VA) mà Việt Nam nhận được rất thấp nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nặng nhất. Trái lại, ngành BĐS là một trong những nhóm ngành có tỷ lệ phát thải khí nhà kính thấp nhất.


Sự đóng góp của ngành BĐS không chỉ trực tiếp thông qua hoạt động kinh doanh BĐS mà còn qua yếu tố vốn và đất đại. Trong "Sách trắng về điều tra doanh nghiệp 2020" Bộ KH-ĐT cho thấy đóng góp của yếu tố vốn bằng tiền khoảng 15%, yếu tố vốn là đất đai là 22% cùng với khoảng đóng góp của người lao động là 20% và TFP khoảng 43% vào tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Nguồn: Bùi Trinh, "Đóng góp của bất động sản cho nền kinh tế",  TBKTSG 27/2020 (trang 56-57)

Cả GDP và GNI đều là những chỉ số đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên có sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai chỉ số này. Sự chênh lệch giữa hai giá trị GDP và GNI càng làm rõ (trầm trọng) hơn ý nghĩa đánh giá hiệu quả trong hoạch định chiến lược phát triển của đất nước. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số này trong trường hợp Việt Nam, với sự minh họa điển hình từ Ireland.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, GDP bình quân đầu người của Việt Nam bắt đầu tăng và vượt mức GNI bình quân đầu người. Khoảng cách giữa hai chỉ số này cũng có xu hướng nới rộng hơn, lên 7% trong hai năm 2017 và 2018.


Từ những năm 90 của thế kỷ 20, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và thực hiện gia tăng với tốc độ trung bình lần lượt là 25% và 19% trong giai đoạn 1991 - 2018 và FDI ròng (net FDI) tương đương 9% GDP trong cùng giai đoạn.



Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn FDI, lợi nhuận mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư ngoại thu được từ hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. 
Theo số liệu của GSO thì tính đến hết năm 2016, tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (100% hoặc liên doanh với nước ngoài) đạt khoảng 145 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,2% GDP theo giá thực tế). Giả thiết 75% số lợi nhuận này được chia cho cổ đông không lưu trú ở Việt Nam thì cũng tương đương 2.4% GDP hay 110 nghìn tỷ đồng. Con số này chưa tính toán đến lợi nhuận mà các nhà đầu tư nước ngoài thu được thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần trên thị trường chứng khoán.




Theo Niên giám thống kê năm 2019, các doanh nghiệp FDI chuyển tiền ra khỏi Việt Nam khoảng 18 tỷ USD, làm thu nhập quốc gia (GNI) ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ đi so với GDP. Năm 2013, nếu GNI bằng 97% GDP thì đến năm 2018 tỷ lệ này chỉ còn 92% GDP (Trích trong TBKTSG T2/2020 "Đóng góp của bất động sản cho nền kinh tế", Bùi Trinh trang 56-57).

Như vậy, nếu giả thiết trên thành hiện thực thì vấn đề cần quan tâm là nguồn lực gia tăng cho đầu tư, tái sản xuất mở rộng và tạo thêm việc làm - thu nhập cho người dân trong nước còn lại là bao nhiêu?
Nói cách khác tăng trưởng thực tế của kinh tế Việt Nam sẽ là bao nhiêu phần trăm nếu không tính phần gia tăng do đóng góp của đầu tư nước ngoài?

Việc chỉ ra những chênh lệch này hoàn toàn không chủ ý rằng FDI là một yếu tố tiêu cực với tăng trưởng thực của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, mục tiêu chính của những lập luận và tính toán trên nhằm chỉ ra với trường hợp của Việt Nam là tương tự Ireland.

Cả GDP và GNI đều là những chỉ số đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên có sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai chỉ số này. Sự chênh lệch giữa hai giá trị GDP và GNI càng làm rõ (trầm trọng) hơn ý nghĩa đánh giá hiệu quả trong hoạch định chiến lược phát triển của đất nước.

Trong trường hợp này, GDP không phải là thước đo chính xác và hiệu quả duy nhất phản ánh trình độ phát triển kinh tế quốc gia trên thực tế. Việc tính toán và sử dụng chỉ số GNI, có điều chỉnh cho phù hợp với các đặc thù của kinh tế Việt Nam sẽ góp phần phản ánh tốt hơn hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế đối với đời sống của người dân.

Mặc dù GNI có những điểm yếu như có độ trễ trong tính toán, không thể tính toán ngay hàng quý và đưa vào sử dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành chính sách ngắn hạn. Song việc cân nhắc đưa chỉ báo này vào danh sách các mục tiêu trung và dài hạn là cần thiết. Hành động này cũng sẽ cung cấp thông tin định hướng hữu ích cho các địa phương khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo đó, các chính sách phát triển không nên chỉ tập trung thu hút FDI đơn thuần mà nên lấy thu nhập của người lao động và mức sống của cư dân làm thước đo hiệu quả.

Nguồn:

  • Vũ Thị Hằng, "GDP và GNI: đâu mới là phát triển thực sự?" TBKTSG 27/2020 (trang 58 - 59)
  • Bùi Trinh, "Đóng góp của bất động sản cho nền kinh tế",  TBKTSG 27/2020 (trang 56-57)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã định nghĩa dòng vốn đầu tư nước ngoài dùng để mua từ 10% cổ phần các doanh nghiệp nội địa trở lên thì được xem là FDI; mua ít hơn, mua trên thị trường chứng khoán mới là đầu tư gián tiếp (FII).

Mỗi khi nói tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chúng ta thường hình dung nhà đầu tư từ một nước nào đó đem vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào nước ta để thành lập doanh nghiệp mới, có thể là 100% vốn của họ, cũng có thể liên doanh với một công ty trong nước.

Thế nhưng, mấy năm gần đây một tỷ lệ lớn dòng vốn FDI đi vào nước ta ở dạng mua cổ phần, cổ phiếu ở các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động.

Chẳng hạn tính cả năm 2019, số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê cho thấy trong tổng vốn FDI đạt 38 tỉ đô la Mỹ thì phần góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 15,5 tỉ đô la, gần bằng lượng vốn đăng ký cho các dự án mới là 16,7 tỉ đô la.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài dùng để mua từ 10% cổ phần các doanh nghiệp nội địa trở lên thì được xem là FDI; mua ít hơn, mua trên thị trường chứng khoán mới là đầu tư gián tiếp.

Đáng chú ý, trong khi vốn đăng ký cho các dự án mới được cấp phép giảm 6,8% so với năm trước thì tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần lại tăng đến 56,4%. Điều đó có nghĩa ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn con đường góp vốn hay mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước hơn là bắt tay xây dựng một dự án hoàn toàn mới.

Đây cũng là xu thế chung của cả thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã định nghĩa dòng vốn đầu tư nước ngoài dùng để mua từ 10% cổ phần các doanh nghiệp nội địa trở lên thì được xem là FDI; mua ít hơn, mua trên thị trường chứng khoán mới là đầu tư gián tiếp.

Chính vì thế nhiều người ngạc nhiên khi biết Mỹ đứng đầu thế giới trong thu hút FDI, hơn cả Trung Quốc - đó là bởi, lấy số liệu năm 2018,trong lượng vốn FDI chảy vào nước Mỹ, đến 287,3 tỉ đô la Mỹ là để mua cổ phần công ty Mỹ có sẵn, chỉ 5,3 tỉ đô la được đầu tư để lập doanh nghiệp mới.

Đầu tư nước ngoài có thể theo mô hình trong đó nhà đầu tư có sẵn thiết kế chi tiết cho một sản phẩm, một linh kiện, thậm chí một bộ phận rất nhỏ, họ chỉ việc đi mua cổ phần một công ty có thể sản xuất sản phẩm đó cho họ, tham gia quản lý để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đây là xu thế không tránh được, nhất là sau khi toàn cầu hóa kiểu cũ chững lại, dịch bệnh lại làm ngưng trệ các chuỗi cung ứng.

Như vậy khi nói thu hút đầu tư nước ngoài, khi nói vạch chính sách hấp dẫn nhà đầu tư, chúng ta cũng nên chú ý đến đặc điểm này của dòng vốn FDI bởi nỗ lực thu hút FDI hiểu theo nghĩa cũ là chưa đủ, vẫn còn để trống gần một nửa dòng vốn tiềm năng. Nói cách khác, ví von “dọn tổ cho đại bàng cũng phải rắc thóc cho chim sẻ” là suy nghĩ đúng nhưng lỗi thời, bởi hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh cũng chính là cách thu hút FDI, không còn phân biệt “chim sẻ” và “đại bàng” nữa.

Hiện nay dòng vốn FDI dưới các cam kết quốc tế đang hưởng những lợi thế doanh nghiệp trong nước không có được; quan trọng nhất là thái độ ứng xử với doanh nghiệp FDI dù sao cũng đã vào khuôn khổ luật pháp chặt chẽ hơn so với doanh nghiệp trong nước. Cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước hoạt động chính là góp phần thu hút dòng vốn FDI một cách trực tiếp chứ không nói đâu xa.

Cái ưu điểm của mô hình này là dần dần doanh nghiệp trong nước sẽ lớn mạnh, sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng lớn của các đối tác bên ngoài, chủ động tham gia các chuỗi cung ứng và sau này dù nhà đầu tư nước ngoài có thoái vốn, doanh nghiệp vẫn sẽ tồn tại chứ không như doanh nghiệp FDI theo mô hình cũ, nước ngoài rút đi là đóng cửa ngưng hoạt động luôn. 
Mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, dù sao cũng hoạt động dưới một mái nhà chung là Luật Doanh nghiệp.

Nguồn: Ý kiến - TBKTSG số 27/2020 (trang 1)

Hơn 30 năm qua, với ba làn sóng đầu tư, nhiều tập đoàn lớn nhất thế giới tới Việt Nam đầu tư trực tiếp, mở nhà máy, xây dựng nhà xưởng kinh doanh. Hãy cùng Forbes Việt Nam nhìn lại chặng đường 30 năm thu hút FDI ở Việt Nam với những thống kê về 30 công ty sản xuất lớn nhất trong danh sách Global 2000 (2000 doanh nghiệp đại chúng lớn nhất thế giới của Forbes) đã hiện diện tại Việt Nam. Một số sử dụng Việt Nam làm căn cứ địa sản xuất, trong khi một số kinh doanh đa ngành chỉ duy trì một mảng kinh doanh rất nhỏ. Thống kê không bao gồm các công ty đã chuyển cơ sở sản xuất, chỉ còn duy trì hoạt động thương mại, phân phối.

Làn sóng đầu tư thứ nhất: 1993 – 2000

Làn sóng thứ nhất hình thành khi Việt Nam ban hành luật Đầu tư nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 1992. Đặc biệt, việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận thương mại Việt Nam năm 1994 và sau đó một năm đưa quan hệ hai nước bình thường hóa mở ra một chương mới trong quan hệ song phương và kinh tế đối ngoại của Việt Nam với thế giới. Được bật đèn xanh, nhiều tập đoàn đa quốc gia ồ ạt rót vốn vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp tập trung trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, điện tử, lắp ráp và thăm dò dầu khí.

Hoa Kỳ trở thành một trong các tên tuổi đáng chú ý nhất với sự xuất hiện của các ông lớn như Pepsico, Coca-Cola, Cargill, 3M, P&G... Sự gần gũi về văn hóa và khoảng cách địa lý khiến các tập đoàn lớn Đông Á không muốn bỏ qua cơ hội kinh doanh ở một thị trường sơ khai nhưng kèm với nhiều cơ hội và sự tưởng thưởng. Lần lượt các ông lớn như Hyundai, LG (Hàn Quốc), Toyota Motor, Honda Motor, Panasonic, Sony (Nhật Bản) tới Việt Nam. Phần lớn lập liên doanh với đối tác Việt Nam, một số đầu tư trực tiếp 100% vốn.

Trong lĩnh vực khai thác thăm dò dầu khí, kinh doanh thượng và hạ nguồn, nhiều tên tuổi lớn trong ngành dầu khí thế giới cũng có mặt ở Việt Nam giai đoạn này hợp tác với Petro Việt Nam, những cái tên đáng chú ý như Royal Dutch Shell (Bỉ), Total (Pháp), BP (Anh), Chervon (Mỹ), Gazprom (Nga)…

Phần lớn lập liên doanh với đối tác Việt Nam, một số đầu tư trực tiếp 100%

Làn sóng đầu tư thứ hai: 2001 - 2007

Giai đoạn 2001 – 2007 diễn ra làn sóng đầu tư trực tiếp thứ hai sau khi Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết hiệp định thương mại song phương BTA vào cuối năm 2000, mở ra cánh cửa xuất khẩu hàng hóa “made in Vietnam” sang quốc gia bên kia bán cầu. Những năm đầu thiên niên kỷ mới, dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh trong những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt ở những lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, da giày, đồ gỗ. Ở làn sóng này, vốn FDI xuất phát chủ yếu là từ “các nhà máy đối tác” của các ông lớn may mặc, giày dép đặt tại Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO vào năm 2006 khởi phát cho làn sóng đầu tư thứ ba bắt đầu từ năm 2007.

Vốn FDI xuất phát chủ yếu là từ “các nhà máy đối tác” của các ông lớn may mặc, giày dép đặt tại Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.

Làn sóng đầu tư thứ 3: 2007 đến nay

Khác với hai làn sóng đầu tư trước đó, làn sóng đầu tư thứ ba đánh dấu bước chuyển biến quan trọng về chất khi dòng vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, gắn với nhiều tên tuổi đình đám như Intel, Samsung, Foxconn, Compal, Nokia... Thương vụ tiêu biểu trong giai đoạn này là việc tập đoàn Intel (Mỹ) đầu tư một tỉ đô la Mỹ xây dựng nhà máy chip bán dẫn tại khu công nghệ cao TP.HCM đi vào hoạt động từ năm 2010. Thương vụ quy mô nhất gắn với tập đoàn Hàn Quốc Samsung. Sau khi rót 2,5 tỉ  đô la Mỹ đầu tư vào Bắc Ninh năm 2008, tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 5 tỉ đô la Mỹ xây dựng tổ hợp sản xuất lắp ráp sản phẩm Samsung tại Thái Nguyên vào năm 2013. Ba năm sau đó, tại TP.HCM, tập đoàn Samsung đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào dự án Samsung CE Complex tại khu công nghệ cao TP.HCM.

Ở làn sóng thứ ba, “khẩu vị” đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã có sự thay đổi, thay vì hướng vào các ngành thâm dụng lao động thì tăng cường đầu tư các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Từ năm 2013 tới nay, khi đầu tư trực tiếp xuất hiện các thương vụ tỉ đô trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao thì sự phát triển của các công ty tư nhân Việt Nam và sự phục hồi của thị trường chứng khoán cũng kéo theo nhiều thương vụ đầu tư gián tiếp với quy mô lớn, mua cổ phần với mục đích kiểm soát các công ty Việt Nam, nhóm các doanh nghiệp có thương hiệu, thị phần.

Thương vụ đình đám quy mô nhất là việc ThaiBev (vị trí 1002 trong danh sách Global 2000) rót 4,8 tỉ đô la Mỹ kiểm soát 53% cổ phần Sabeco, thương hiệu bia Việt Nam chiếm hơn 40% thị phần nội địa. Một thương vụ đình đám khác đáng nhắc đến là Mondelez International (vị trí 188) rót 475 triệu đô la Mỹ mua toàn bộ mảng bánh kẹo của Kinh Đô năm 2014. Các thương vụ nổi bật đáng chú ý khác gồm: The Nawaplastic Industries (Saraburi) – thành viên của tập đoàn SCG (693), Thái Lan, kiểm soát 54,39% cổ phần công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, thương hiệu ống nhựa xây dựng chiếm gần 50% thị phần khu vực phía Nam; Domesco trở thành một thành viên của Abbott Laboratories (158) khi tập đoàn dược phẩm Mỹ kiểm soát gần 52% cổ phần; Taisho Pharmaceutical mua kiểm soát 51% cổ phần Dược Hậu Giang, công ty dược nội địa dẫn đầu về doanh thu sản xuất…

Ở làn sóng thứ ba, “khẩu vị” đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đã có sự thay đổi, thay vì hướng vào các ngành thâm dụng lao động thì tăng cường đầu tư các sản phẩm có giá trị gia tăng.

Theo thống kê của bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 30 năm thu hút vốn đầu tư FDI, 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, địa phương dẫn đầu là TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai. Xét về quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam thu hút vốn FDI từ hơn 120 quốc gia, dẫn đầu xét về quy mô đầu tư là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Singapore…

Các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 phân ngành kinh tế, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất, kế tiếp là kinh doanh bất động sản.Theo thống kê của cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao. Tỷ lệ nội địa hóa bình quân hiện nay chỉ đạt 33%, cho thấy mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chủ yếu tham gia ở các công đoạn “thuần gia công” trong chuỗi giá trị, với giá trị gia tăng khiêm tốn.
Cụ thể, nếu năm 1992, đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2% GDP, năm 2005 chiếm khoảng 15% và năm 2019 tăng lên 20% GDP. Giai đoạn 1991 – 1995 xuất khẩu của khu vực FDI đạt lũy kế khoảng 1,12 tỉ đô la Mỹ thì năm 2019 các doanh nghiệp nước ngoài đạt hơn 180 tỉ đô la Mỹ, đóng góp gần 70% kim ngạch xuất khẩu. Đầu thập niên 1990 lực lượng lao động nằm trong khu vực FDI chiếm khoảng 0,04% chủ yếu nhân viên tại các văn phòng đại diện thì năm 2019 khối doanh nghiệp FDI hút 4 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác.
30 năm trước ngoài dầu thô và gạo, Việt Nam không có mặt hàng xuất khẩu nào vượt quá 100 triệu đô la Mỹ/năm thì cuối năm 2019, Việt Nam có tới 32 ngành hàng xuất khẩu kim ngạch vượt một tỉ đô la Mỹ.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá dòng vốn FDI là nhân tố quan trọng giúp phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ mới tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, ximăng. Trong lĩnh vực dịch vụ, dòng vốn FDI tạo cú hích giúp nhiều ngành dịch vụ nội địa khởi sắc như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê... Nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tập trung ở các ngành chế tạo, chế biến, thâm dụng lao động, những ngành đòi hỏi kỹ năng thấp, kết nối yếu với các doanh nghiệp nội địa. Mặc dù dòng vốn FDI đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam nhưng tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu lớn.

Theo ước tính của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thuộc World Bank cứ mỗi một đô la Mỹ xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cần khoảng 0,40 USD sử dụng nhập khẩu vật tư nguyên liệu, tỷ lệ hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu của Việt Nam ở quy mô cao hơn gấp năm lần so trung bình quốc tế.

Trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam, bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao. Tỷ lệ nội địa hóa bình quân hiện nay chỉ đạt 33%, cho thấy mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chủ yếu tham gia ở các công đoạn “thuần gia công” trong chuỗi giá trị, với giá trị gia tăng khiêm tốn. 
Bên cạnh đóng góp tích cực, khối doanh nghiệp FDI cũng tạo ra nhiều tiêu cực về ô nhiễm môi trường, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế. Chẳng hạn, sau vụ Vedan xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, một sự việc nổi cộm, dậy sóng dư luận năm 2016 là việc công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm nặng nề vùng biển miền Trung. Năm 2008, tập đoàn Sony (Nhật Bản) rút hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam sau 14 năm đầu tư trực tiếp. Thời điểm đó, các chuyên gia trong ngành lý giải tập đoàn này đã tận dụng tối đa chính sách ưu đãi về thuế về nhập khẩu, lắp ráp linh kiện, sau khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, đóng cửa nhà máy chuyển sang kinh doanh phân phối. Một vụ việc tốn nhiều giấy mực của báo chí, cuối năm 2019 cơ quan thuế công bố quyết định xử phạt và truy thu thuế hơn 35 triệu đô la Mỹ với Coca-Cola, một tên tuổi lớn có mặt tại Việt Nam từ giữa thập niên 1990.

Nguồn: Forbe Việt Nam Tháng 7/2020 (trang 32-40)

Trong tương quan so sánh với khu vực, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh riêng nổi bật, có thể kể đến:

  • (1) Tình hình chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm; 
  • (2) Chi phí và ưu đãi đầu tư cạnh tranh so với các nước trong khu vực; 
  • (3) Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc chủ động tham gia và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình như CPTPP, EVFTA, EVIPA; 
  • (4) Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, có kiến thức với cơ cấu dân số vàng; 
  • (5) Thị trường tiềm năng với dân số tiệm cận 100 triệu người, quy mô dân số đứng thứ 15 toàn cầu, tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng. 
  • (6) Việt Nam ở vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực châu Á, kết nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. 



Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng và tái cấu trúc của tập đoàn đa quốc gia, được thúc đẩy nhanh hơn bởi các căng thẳng thương mại Trung - Mỹ và tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã mang lại lợi thế cạnh tranh, phù hợp với xu hướng mới về phân công chuỗi giá trị về chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để không chỉ lớn mạnh, nâng tầm doanh nghiệp và sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng Việt Nam thành một đất nước hùng cường.

Nguồn: Forbe Việt Nam Tháng 7/2020 (trang 17-18)

Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS

Nhận định MUA

  • Điểm mua: 9.6 - 10
  • Cắt lỗ: 9.2
  • Chốt lời: 12.6
  • Thời gian giao dịch: 30 ngày 

Phân tích cơ bản

Một số tin tích cực từ tăng trưởng lợi nhuận từ BCTC Q2 cho nhóm chứng khoán:
  • Giá trị giao dịch tăng --> phí môi giới, lãi vay margin tăng
  • Chênh lệch giá trị đầu tư chốt Q2 so với BCTC đã lập ở Q1 (đáy thị trường).

Phân tích kỹ thuật

Giá chạm vùng hỗ trợ của các Fibonacci 0.500; 0.618 và 0.786 theo chiến lược TCZ.



[warning title="Lưu ý" icon="exclamation-triangle"]
Tôi không phải là một chuyên gia, cũng không phải là một nhà môi giới mà chỉ là một nhà đầu tư cá nhân có sự yêu thích và niềm đam mê đầu tư trên thị trường tài chính và thị trường hàng hóa. Bài chia sẻ là nhật ký giao dịch cá nhân, vì vậy các nhận định và chiến lược dựa trên quan điểm chủ quan của tôi. Do vậy, các bạn chỉ nên xem đây là phương tiện tham khảo và tự quyết định cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp. Tôi không chịu trách nhiệm về hành động này.
[/warning]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.