Bài 1: Xác định điểm sóng

Xác định các điểm sóng cao (Swing high) và điểm sóng thấp (Swing low) trong xu hướng là bước đầu tiên cơ bản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đến độ tin cậy và hiệu quả của bất kì chiến thuật phân tích kỹ thuật nào. Theo đó, điểm sóng cao là điểm mà tại đó mức giá cao hiện tại có một mức giá cao thấp hơn trước và sau nó. Điểm sóng thấp là điểm mà tại đó mức giá thấp hiện tại có một mức giá thấp hơn trước và sau nó. Lưu ý, chỉ chọn các điểm sóng cao/thấp gần vùng củng cố giá (price consolidation) và bỏ qua các điểm sóng cao/thấp trung gian.

 9
Bài 1: Xác định điểm sóng
Xác định các điểm sóng trong phương pháp Fibonacci

Tỉ lệ Fibonacci

Phân tích kỹ thuật sử dụng Fibonacci là phưong pháp nhận biết các mức cản và hỗ trợ tiềm năng trong tương lai dựa trên các xu hướng giá và đảo chiều trong quá khứ. Ý tưởng của phương pháp bắt nguồn từ bản chất của dãy số Fibonacci trong toán học. Trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci chúng ta thường quan tâm đến các tỉ lệ Fibonacci cơ bản là: 1.618 và 0.618. Bên cạnh đó, còn có các tỉ lệ Fibonacci phổ biến khác như:

  • 0.382 = 0.618 bình phương hoặc bằng nghịch đảo của 2.618
  • 0.500 = số thứ 3 chia cho số thứ 2 trong dãy Fibonacci
  • 0.786 = căn bậc 2 của 0.618
  • 1.000 = 1.618*0.618 (sử dụng đo lường tính đồng dạng, symmetry measurements)
  • 1.272 = căn bậc 2 của 1.618
  • 2.618 = 1.618 bình phương

Điểm sóng cao, điểm sóng thấp

Trước khi bắt đầu với vận dụng Fibonacci vào chiến lược giao dịch, chúng ta cần hiểu rõ cách xác định các điểm sóng cao và điểm sóng thấp. Điểm sóng cao (Swing high) là điểm mà tại đó mức giá cao hiện tại có một mức giá cao thấp hơn trước và sau nó. Tương tự, điểm sóng thấp (Swing low) là điểm mà tại đó mức giá thấp hiện tại có một mức giá thấp hơn trước và sau nó.

  Điểm sóng cao - Swing high Điểm sóng thấp - Swing low

Xác định điểm sóng

Trong trường hợp vùng quan sát có nhiều điểm sóng thấp hoặc điểm sóng cao thì chọn điểm nào gần với vùng củng cố giá (Price consolidation) về phía phải. Lưu ý, ở đây không sử dụng các điểm sóng cao/thấp trung gian.
  Không sử dụng các điểm sóng thấp trung gian
Không sử dụng các điểm sóng cao/thấp trung gian 
 Trong trường hợp đồ thị này, chúng ta đang trong một xu thế tăng và có sự sụt giảm mạnh 3 ngày từ điểm A. Tôi muốn xác định mức hỗ trợ đủ mạnh để đón giá rơi và đảo chiều (reserve) từ xu hướng trước đó. Để làm được việc này, tôi cần phải xác định điểm sóng cao (A) và các điểm sóng thấp (B). 
  • Khi tính toán các ngưỡng hỗ trợ thì chỉ sử dụng duy nhất 1 điểm sóng CAO và nhiều điểm sóng thấp.
  • Ngược lại, khi xác định các ngưỡng kháng cự thì chỉ sử dụng 1 điểm sóng THẤP và nhiều điểm sóng cao.
Bên dưới là trường hợp giá đang rơi. Khi điểm sóng tại A được hình thành, tôi xác định các điểm sóng cao B. Ở đây, lý do tôi không sử dụng điểm sóng cao (1) vì có một điểm sóng cao khác (2) gần về phía phải.
  Không sử dụng các điểm sóng cao/thấp trung gian