Bài 18: Quản lý rủi ro

Các bước giúp bạn giảm thiểu rủi ro, loại bỏ rủi ro và bảo toàn lợi nhuận trong chiến lược giao dịch theo Fibonacci. Một số lý do dẫn đến thất bại trong giao dịch là do thiếu phương pháp, thiếu kỷ luật, kỳ vọng không thực tế và thiếu kiên nhẫn mà bạn cần phải khắc phục để trở thành một trader thành công.

 19
Bài 18: Quản lý rủi ro
Các bước giúp bạn giảm thiểu rủi ro, loại bỏ rủi ro và bảo toàn lợi nhuận. Một số lý do dẫn đến thất bại trong giao dịch là do thiếu phương pháp, thiếu kỷ luật, kỳ vọng không thực tế và thiếu kiên nhẫn mà bạn cần phải khắc phục để trở thành một trader thành công.

Tầm quan trọng của quản lý rủi ro

Đến đây, chúng ta đã học xong các chiến lược giao dịch dựa trên phương pháp hoạt động giá (Price Action) theo chiến lược giao dịch với Fibonacci. Đối với mỗi chiến lược giao dịch (mẫu hình), tôi luôn đề cập đến quản lý rủi ro (vị trí chốt lời/cắt lỗ). Bởi chiến lược giao dịch và quản lý tiền là hai thành phần luôn song hành và cần thiết cho thành công trong dài hạn.

Phần bên dưới tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số phương pháp quản lý tiền trong chiến lược giao dịch với Fibonacci giúp bạn giảm thiểu rủi ro, loại bỏ rủi ro và bảo toàn lợi nhuận. Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ rằng không có một phương pháp giao dịch nào đảm bảo bạn luôn đúng (accurate) hoặc hoàn hảo (perfect) 100%. Trở thành hoàn hảo trong đầu tư tài chính, không giống như cách bạn là một bác sĩ, giáo viên, doanh nhân hoàn hảo. Đây chính là sai lầm trong nỗ lực nhà đầu tư khi phấn đấu trở thành một nhà đầu tư hoàn hảo. Xu hương chung là tập trung vào hiệu quả giao dịch dưới dạng tỉ lệ thắng cao so với các giao dịch thất bại.

May mắn là có một cách để chuyển điểm yếu trên thành điểm mạnh. Để trở thành một trader thành công, bạn có thể giữ mục tiêu hoàn hảo nhưng thay vì tập trung vào kết quả hoàn hảo (perfect outcome) trong mỗi giao dịch thì hãy tập trung vào hành động hoàn hảo (perfect execution) cho mỗi giao dịch.

Một câu ngạn ngữ tôi may mắn được nghe là Thành công trong sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thành công. Nghĩa là, khi bạn có một phương pháp giao dịch thích hợp, bạn phải hoàn toàn cam kết thực thi nó theo các bước mô tả trước với phương pháp giao dịch một cách hoàn hảo. Chỉ bằng cách lặp đi, lặp lại quá trình này và không bao giờ đi lệch khỏi nó, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để thành công. Đây không phải là một việc dễ dàng, ít nhất là ban đầu. Lý do là quá trình giao dịch có xu hướng khuấy động cảm giác sâu bên trong làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quyết định của bạn.

Nguyên tắc quản trị rủi ro trong giao dịch

Để giao dịch thành công, bạn phải có một cam kết hành động với các nguyên tắc rõ ràng, cụ thể, không cho phép cảm xúc ảnh hưởng đến quá trình giao dịch. Đầu tiên là nguyên tắc kiểm soát rủi ro. Để quản lý rủi ro thành công thì bạn cần ghi nhớ ba giai đoạn quản lý rủi ro trong một giao dịch là giảm thiểu rủi ro (lessen risk), loại bỏ rủi ro (eliminate free) và bảo toàn lợi nhuận (protect open profit) [2, trang 31]. Bằng cách thiết lập điểm chốt lời/cắt lỗ (chiến lược Stop và Trailing Stop) bạn có thể quản lý rủi ro cho mỗi giao dịch. Xem thêm: Risk-Reward Ratio [2, 14]

Để trở thành một nhà đầu tư thành công thì bạn cần kiểm soát được hai vấn đề là quản lý rủi ro (risk management) và tâm lý giao dịch (psychology of trading). Trong đó, quản lý rủi ro là yếu tố tối quan trọng để thành công và tồn tại lâu dài trên thị trường. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về cách quản lý rủi ro trong mỗi giao dịch. Trong quản lý rủi ro, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về tỉ lệ phần thưởng trên mỗi rủi ro, gọi tắt là tỉ lệ được mất (Risk-Reward ratios) và quy mô giao dịch (Trade size). 

Tỉ lệ được mất - Risk Reward Ratios

Tỉ lệ được mất là một tỉ lệ giữa lượng rủi ro có thể mất trên phần lời có thể nhận của một giao dịch (a ratio that quantifies the risk versus the reward of a trade). Hay đơn giản, tỷ lệ được mất là tỷ lệ mà các nhà đầu tư dùng để so sánh lợi nhuận dự kiến của một giao dịch với mức rủi ro mà họ chấp nhận khi thực hiện giao dịch đó. Nói cách khác, các nhà đầu tư dựa vào tỷ lệ này để biết nếu thắng thì họ được bao nhiêu, nếu thua thì họ mất bao nhiêu. Ví dụ, nếu bạn mua một cổ phiếu XYZ với giá 50$ và kì vọng bạn sẽ bán được với giá 51$ thì phần lời bạn nhận được là 1$. Trong giao dịch, bạn mức cắt lỗ ở mức 49$ thì phần rủi ro có thể mất là 1$. Khi đó, tỉ lệ Risk-Reward của giao dịch này là 1$ : 1$ hay 1:1. Hoặc nếu điểm cắt lỗ của bạn là 49.90$ thì rủi ro có thể mất là 0.01$ thì tỉ lệ Risk-Reward khi đó sẽ là 10:1. 

GHI CHÚ VỀ TỈ LỆ ĐƯỢC MẤT

Như tên gọi của risk - reward ratios  đó là tỉ lệ phần lời trên mỗi rủi ro, do vậy, thông thường phần lời sẽ được phát biểu (đọc) trước. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, mặc dù phần lỗ là 1 và phần lời là 10 thì tỉ lệ được mất được phát biểu là 10:1 chứ không phải là 1:10. Điều này giải thích tại sao tỉ lệ được mất 3:1 là một tỉ lệ đáng mơ ước.

Tỷ lệ lời lỗ cao là điều mong muốn, bởi nó như là một hàm của xác suất. Chẳng hạn, khả năng bạn nhận định đúng về thị trường là 70% thời gian và tỷ lệ lời lỗ trên mỗi giao dịch của bạn là 1:1. Như vậy, trong số 10 giao dịch thì 7 giao dịch thành công với lợi nhuận 7x1$ = 7$. Trong khi 3 giao dịch thất bại làm tổn thất 3x1$ = 3$. 

Điểm mấu chốt là bạn đã bỏ túi được 7 - 3 = 4$. Tuy nhiên, bạn nghĩ như thế nào nếu tỷ lệ lời lỗ tăng từ 1:1 lên 3:1 và xác suất đúng giảm từ 70% xuống còn 40%? Với tỷ lệ 3:1 này, với cùng mức lợi nhuận 1$, bốn giao dịch thắng sẽ mang lại lợi nhuận 4x3$ = 12$. Sau đó trừ đi 6x1$ = 6$ tổn thất ứng với 6 giao dịch sai thì mức lợi nhuận ròng sẽ là 6$.

Sự khác nhau này cho thấy tầm quan trọng của tỉ lệ được mất - bằng cách giảm xác suất chiến thắng giao dịch từ 70% xuống gần một nửa (40%), đồng thời tăng tỷ lệ lời lỗ, bạn đã tăng khả năng đạt lợi nhuận thêm 50%. 

Một quan niệm không hoàn toàn đúng về giao dịch là một trader chỉ cần đúng theo xu hướng của thị trường để kiếm tiền. Như bạn đã thấy, một trader chỉ đúng 40% và vẫn thành công, miễn là họ để mắt đến tỷ lệ lời lỗ. 

Quy mô giao dịch - Trade size

Quy mô giao dịch bao nhiêu là phù hợp? Rủi ro trên một giao dịch không bao giờ vượt quá 1 đến 3 phần trăm của tổng danh mục đầu tư. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ có xu hướng chùn bước ở những tỷ lệ nhỏ này, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp nắm lấy chúng. Do đó, ở mức 1% thì mức rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch mà một nhà đầu tư có thể chấp nhận là 50$ ứng với tổng danh mục 5.000$ của mình. Hoặc với 10.000$ trong tài khoản thì nhà đầu tư có thể thực hiện hai giao dịch trong đó rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch là 50$ hoặc 100$ cho một giao dịch.

Nhiều nhà đầu tư mất vào vì đơn giản họ không đủ tiền trong tài khoản để duy trì vị thế họ giữ. Tuy nhiên, nếu bạn có một tài khoản giao dịch nhỏ, bạn có thể vượt qua thử thách này bằng cách giao dịch nhỏ. Bạn có thể giao dịch ít hợp đồng hơn, giao dịch hợp đồng nhỏ (mini), hoặc thậm chí cổ phiếu penny.

Điểm mấu chốt là trên đường đến trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn phải nhận ra rằng sự tồn tại lâu dài (longevity) là chìa khóa thành công. Nếu rủi ro của bạn trên bất kì vị thế nào là nhỏ tương đối so với số vốn bạn đầu tư thì bạn có thể vượt qua một chuỗi thất bại. Ngược lại, nếu bạn mạo hiểm rủi ro 25% danh mục đầu tư của bạn trên mỗi giao dịch thì sau 4 thua lỗ liên tiếp, bạn sẽ phá sản. Tiếp đến là Tâm lý giao dịch.

Tâm lý giao dịch

Nếu coi quản lý rủi ro là một thành phần thiết yếu của giao dịch thành công, thì chìa khóa thực sự là tâm lý giao dịch. Đó là tâm lý cá nhân của bạn khi thực hiện mỗi giao dịch. Hãy cùng xem xét một số yếu tố tâm lý ngăn cản các trader giỏi như: thiếu phương pháp, thiếu kỷ luật, kỳ vọng không thực tế và thiếu kiên nhẫn. Cho dù bạn là một chuyên gia dày dặn hay chỉ nghĩ về việc mở tài khoản giao dịch đầu tiên của mình, điều cực kỳ quan trọng đối với thành công của bạn là bạn hiểu tâm lý cá nhân của bạn ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của bạn như thế nào.

Thiếu phương pháp

Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành một trader giỏi, thì bạn phải có một phương pháp giao dịch cho thấy cách nhận định thị trường vừa rõ ràng và nhất quán. Nếu không có phương pháp giao dịch thì bạn sẽ không biết cách xác định điểm vào, điểm ra của mỗi giao dịch. Để xây dựng một phương pháp giao dịch nhất quán, bạn cần trả lời rõ 3 câu hỏi sau:

  • Công cụ phân tích bạn sử dụng là gì?
  • Sử dụng chúng như thế nào?
  • Khi nào thì vào lệnh, điểm chốt lời, cắt lỗ ra sao?

Thiếu kỷ luật

Một khi bạn đã vạch ra và xác định rõ ràng phương pháp giao dịch, bạn phải có kỷ luật để thực hiện. Thiếu kỷ luật trong khi giao dịch là nhược điểm chung thứ hai mà nhiều người gặp phải. Nếu cách bạn nhận định cơ hội tiềm năng (potential trade setup) ngày nay khác với cách bạn đã làm trước đó, điều đó có nghĩa hoặc bạn chưa xác định được phương pháp giao dịch hoặc bạn thiếu kỷ luật để làm theo phương pháp bạn đã xác định. Một trader giỏi luôn áp dụng nhất quán một phương pháp đã được chứng minh.

Kỳ vọng không thực tế

Đừng đặt những mục tiêu hoặc kì vọng lợi nhuận quá cao cho một giao dịch. Chẳng hạn, mục tiêu trong năm đầu tiên của bạn như là một trader giỏi với tỉ suất sinh lợi 50%, 100%, 200% một năm. Một suất sinh lợi quá hấp dẫn ngay cả đối với những trader giỏi. Theo tôi, mục tiêu năm đầu cho các trader nên là không lỗ. Nếu bạn có thể quản lý được điều này thì những năm sau cố gắng đánh bại chỉ số Dow hoặc S&P. Những mục tiêu có thể không hào nhoáng, nhưng chúng là thực tế. Mục tiêu của tôi là đạt được mức sinh lời 20 - 30%/năm. Và trong mỗi tháng, tỷ suất sinh lời tối thiểu phải đạt được tối thiểu là 2%.

Thiếu kiên nhẫn

Cạm bẫy tâm lý thứ tư mà phần lớn các nhà đầu tư đều gặp phải là sự thiếu kiên nhẫn. Theo Edwards and Magee trong cuốn sách "Technical Analysis of Stock Trends" thì xu hướng thị trường chỉ tồn tại trong 30% thời gian, 70% còn lại thị trường là không theo xu hướng.

Đó là tỷ lệ nhỏ có thể giải thích tại sao tôi tin rằng, đối với bất kỳ khung thời gian nào, chỉ có hai hoặc ba cơ hội giao dịch thực sự tốt. Ví dụ: nếu bạn là một trader dài hạn, thường chỉ có hai hoặc ba cơ hội hấp dẫn (compelling tradable moves) trong một thị trường hiện tại trong bất kỳ năm nào.

Tương tự, nếu bạn là một trader ngắn hạn, chỉ có hai hoặc ba cơ hội giao dịch (trade setup) chất lượng trong một tuần nhất định. Bất cứ điều gì liên quan đến tiền thường rất thú vị và giao dịch chứng khoán cũng vậy. Bạn dễ dàng cảm nhận mình đã bỏ lở cơ hội khi không tham gia một giao dịch nào đó. Kết quả là, bạn thực hiện ngày càng ít các thiết lập giao dịch (trade setup) và bắt đầu giao dịch quá mức (overtrading).

Vậy làm thế nào để khắc phục sự thiếu kiên nhẫn này? Luôn tự nhắc bản thân rằng mỗi tuần luôn có một giao dịch khác. Nói cách khác, không nên lo lắng về việc bỏ lỡ một cơ hội hôm nay, vì sẽ có một cơ hội khác vào ngày mai, tuần sau, tháng sau... 

Xây dựng nguyên tắc giao dịch

Sau đây là nguyên tắc giao dịch của bản thân và tôi cam kết thực hiện nghiêm túc từng điều một trong bộ nguyên tắc giao dịch này.
  • Tỉ suất đầu tư tối thiểu 2%/tháng và 30%/năm.
  • Xác định tỉ lệ được mất là ?
  • Khả năng nhận định xu hướng đúng là ? %
  • Áp dụng nhất quán chiến lược giao dịch Fibonacci.
  • Chỉ giao dịch khi một mẫu hình Fibonacci hoàn thiện được xác định.
  • Tuyệt đối giao dịch mà không có lý do.
  • Còn lý do cảm tính thì tuyệt đối không vào lệnh (Trade what you see, Not what you think).
  • Không để lỗ quá 2% tổng vốn đầu tư cho bất kì giao dịch nào.
  • Trong mỗi giao dịch, không để lỗ quá 10% vốn đầu tư.
  • Nếu không có lợi nhuận trong vòng 2 tuần, thoát khỏi vị thế. Xem các mẫu hình và chọn lại số ngày phù hợp.
  • Thực hiện Trailing Stops trong quản lý rủi ro: Giảm thiểu rủi ro, loại bỏ rủi ro và bảo toàn lợi nhuận.

Quá trình giao dịch của tôi được ghi lại dưới dạng nhật ký giao dịch, bao gồm tất cả các lý do, yếu tố và những điều liên quan đến quyết định giao dịch.

Ngày Mã CK Vào lệnh Lý do Kết quả Ghi chú

Ý nghĩa và nội dung của các cột như sau:

  • Mã CK: bao gồm các mã VN30 và hợp đồng phái sinh
  • Vào lệnh: gồm các dòng Long/Short; Mức giá; Chốt lời; Cắt lỗ.
  • Lý do: chi tiết thông tin kèm hình ảnh của mẫu hình kiểm chứng (trade setup) hoàn thiện
  • Kết quả: Vốn; Lời lỗ (tuyệt đối, %)
  • Ghi chú: thông tin vĩ mô (trong nước/thế giới), ngành (liên quan đến VN30).