Chỉ số lợi nhuận gộp

Ngay cả công ty hoạt động hiệu quả nhất cũng không thể tồn tại nếu không có lợi nhuận gộp đủ lớn để thanh toán cho các khoản chi phí cố định, các khoản thanh toán lãi và các khoản thuế phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit) là một trong những tỷ lệ tài chính nổi bật nhất trong hầu hết các phân tích. Nó thể hiện lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm doanh thu (Revenues):

\[{\text{Gross profit margin}} = \frac{{{\text{Gross profit}}}}{{{\text{Revenues}}}}\]

Biên lợi nhuận gộp (GP margin) cũng rất quan trọng vì hai lý do sau. Đầu tiên, chi phí bán hàng,
xác định lợi nhuận gộp, thường chiếm tỉ trọng chi phí lớn nhất trong trong báo cáo thu nhập. Thứ hai, ngay cả công ty hoạt động hiệu quả nhất cũng không thể tồn tại nếu không có lợi nhuận gộp đủ lớn để thanh toán cho các khoản chi phí cố định, các khoản thanh toán lãi và các khoản thuế phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp.

Khi so sánh với các công ty khác, biên lợi nhuận gộp cũng cho biết năng lực giá (pricing power) và độ nhạy giá đầu vào (input price sensitivity) của một công ty, khi nó được thể hiện qua dạng biến đổi đơn giản liên quan đến tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu (Cost of sales ratio, CoS):

\[{\text{Cost of sales ratio}} = \frac{{{\text{Cost of sales}}}}{{{\text{Revenues}}}}\]

Giá vốn hàng bán cho mỗi đơn vị doanh thu càng nhỏ thì biên lợi nhuận gộp càng cao. Trong
trường hợp này có thể nói rằng các công ty có biên lợi nhuận gộp cao ít đối mặt với việc tăng giá đầu vào và thường có năng lực giá mạnh để đàm phán với khách hàng của họ (giá cao hơn), nhà cung cấp (giá bán buôn thấp hơn) và thậm chí nhân viên của họ (mức lương thấp hơn).

Trong khi biên lợi nhuận gộp thể hiện số lợi nhuận còn lại sau khi thanh toán chi phí trực tiếp của sản phẩm thì tỉ lệ giá vốn hàng bán chỉ đơn giản là cho biết các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch. Từ giá vốn hàng bán này mà doanh nghiệp có thể tính được phần lợi nhuận có được so với giá đầu vào. Khi Walmart bán quần áo với giá $10 mà nó đã mua $8 từ nhà sản xuất, tỷ suất lợi nhuận gộp của nó sẽ lên tới 20%, tỉ lệ giá vốn hàng bán của nó đến 80% và mức lợi nhuận có được từ việc gia tăng giá bán (mark-up: là tỉ lệ giữa lợi nhuận gộp trên giá vốn hàng bán) do đó sẽ là 25% (1 / 0.8 - 1). Ghi chú: ngược với mark-up là mark-down (sự rớt giá - price drop)

Theo nghĩa này có thể xem hai tỷ lệ trên là hai mặt của một đồng tiền, kể cùng một câu chuyện nhưng từ hai quan điểm khác nhau. Điều quan trọng là hiểu được giá đầu vào nào chi phối chi phí bán hàng của mỗi công ty. Các nhà sản xuất thép và nhôm chẳng hạn phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác và tính sẵn có của nguyên liệu thô cũng như giá năng lượng. Bên cạnh phân tích tĩnh của các tỷ lệ này thì cũng rất cần thiết phải so sánh sự tăng trưởng lợi nhuận gộp hoặc giá vốn hàng bán và xu hướng giá của các nguyên liệu đầu vào trong vài năm qua.
Đơn vị (triệu $) 2012 2011
Doanh số bán hàng 23,700 24,951
Giá vốn hàng bán 20,468 20,480
Nguồn: Alcoa 10-K (2012) [US GAAP]

Alcoa được niêm yết trong chỉ số Dow Jones và là nhà sản xuất nhôm lớn thứ ba thế giới. Công ty không nêu rõ lợi nhuận gộp của công ty. Do đó, để tính biên lợi nhuận gộp trước hết phải trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu hàng năm, từ đó tính ra lợi nhuận gộp lần lượt cho các năm 2012 và 2011 là $3,232 và $4,471.

Dựa trên những con số này, ta tính được:

Biên lợi nhuận gộp cho năm 2012 là:

\({\text{Gross profit margi}}{{\text{n}}_{{\text{2012}}}} = \frac{{{\text{\$ 3,232m}}}}{{{\text{\$ 23,700m}}}} = 13.6\% \)

Và biên lợi nhuận gộp cho năm 2011 là:

\({\text{Gross profit margi}}{{\text{n}}_{{\text{2011}}}} = \frac{{{\text{\$ 4,471m}}}}{{{\text{\$ 24,951m}}}} = 17.9\% \)
[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.