May 2022

 Một số tóm tắt về bài: "Ngành tôm Việt Nam: Những vấn đề đặt ra" của Thu Hiền tại: https://consosukien.vn/nganh-tom-viet-nam-nhung-van-de-dat-ra.htm

Tham khảo: AGRVIET

Phân tích thị trường tôm Việt Nam

  • Xuất khẩu tôm của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
  • Diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam năm 2021 tương đương năm 2020 với 747 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 121 nghìn ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2021 đạt 970 nghìn tấn, trong đó, sản lượng tôm sú đạt 265 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng là 665 nghìn tấn, còn lại là các loại tôm khác. 
  • Tôm giống: dể đạt sản lượng nuôi tôm như trên, bình quân mỗi năm, ngành Tôm Việt Nam cần khoảng 130 tỷ con giống bao gồm: 100 tỷ con tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ con tôm sú giống. Với 2.063 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ năm 2021, sản lượng đạt 114,5 tỷ con, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, các cơ sở sản xuất tôm giống đã đáp ứng hoàn toàn nhu cầu con giống của các đơn vị chăn nuôi tôm nước lợ.
  • Tôm bố mẹ để sản xuất tôm giống: Việt Nam mới chỉ tự đáp ứng được một phần nhỏ tôm bố mẹ, phải nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ chiếm 53,5%, từ Thái Lan là trên 20%.
  • Kế hoạch năm 2022: mục tiêu phát triển diện tích nuôi đạt 750 nghìn ha, trong đó tôm sú đạt 625 nghìn ha, tôm thẻ chân trắng đạt 125 nghìn ha; phấn đấu sản lượng tôm các loại đạt 980 nghìn tấn, đưa kim ngạch xuất khẩu lên trên 4 tỷ USD, tăng 2,56% so với năm 2021.
  • Giá thành sản xuất: Hiện giá thành sản xuất của Việt Nam vẫn cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân chính là do giá thức ăn nuôi tôm chiếm khoảng trên 65% giá thành sản xuất nuôi tôm công nghiệp, chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ, giá cước vận chuyển vật tư tăng cao, hạ tầng vùng nuôi chưa được đảm bảo.
  • Đầu ra: Mỹ đang là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với trị giá xuất khẩu năm 2021 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020
Top 5 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng từ 15-91% trong giai đoạn này. Hiện, Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều tôm nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 16%. Bốn tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 291 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. Còn Trung Quốc là thị trường nhập tôm lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tôm trong 4 tháng đạt hơn 187 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ (Nguồn: https://ndh.vn/nong-san/xuat-khau-tom-tang-dot-bien-1316364.html)


Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi suất ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam có thể tóm lược qua 5 nội dung sau (theo VNDirect).

  1. Giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ và thế giới. Tăng lãi suất cho vay, đồng USD tăng giá --> giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân và khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp --> Ảnh hưởng đến xuất khẩu.
  2. Khả năng tăng lãi suất huy động bằng VND.
  3. Tăng áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của VN (khoảng 39% GDP cuối năm 2021).
  4. Đầu tư gián tiếp (FII) có khả năng bị hút ròng do lãi suất đồng đô la tăng.
  5. Gây áp lực lên tỷ giá hối đoán của VND.


Trước ảnh hưởng của thông tin dồn dập về chiến tranh, lạm phát, giá nhiên liệu tăng đột biến, tình trạng thiếu chip, bất ổn chính trị, sự sụp đổ của cổ phiếu tăng trưởng, sự lao dốc của thị trường tiền số, bối cảnh khan hiếm IPO và làn sóng bùng phát Covid ở Trung Quốc nền kinh tế toàn cầu có vẻ bị tổn thương nghiêm trọng. Liệu chúng ta có tự tin về nền kinh tế toàn cầu.


Suy cho cùng, sự tự tin là tâm trạng, chứ không phải là sự thật. Đó luôn là một bài tập tài chính thông minh thách thức tâm trạng của chúng ta bằng những mặt trái ngược nhau. 

Các cổ phiếu tăng trưởng như Sea hay PayPal được định giá quá cao kể từ năm 2016 và tăng điên cuồng đến giữa năm 2020. Cả hai đều là những công ty tốt, nhưng chúng được định giá quá hoàn hảo. Sự tự tin biến thành hưng phấn. Các nhà đầu tư muộn giẫm đạp lên nhau để được tham gia.

Hồi đó, những người hoài nghi phải chứng minh lý lẻ của họ. Ngày nay, những người lạc quan đang thuyết phục chúng ta rằng các vấn đề ẩn chứa nhiều cơ hội phong phú và tăng trưởng dài hạn sẽ quay trở lại. Cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ sớm được giải quyết. Giá dầu sẽ giảm xuống còn 40 - 80 USD/thùng. Công nghệ mới sẽ biến chuyển các chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả, linh hoạt và dễ dự đoán. Lạm phát sẽ đạt đỉnh vào năm 2022...

Đó là sự chia rẻ thú vị nhất trên thế giới giữa các tâm trạng. Chúng ta gọi sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2008 - 2009 là trạng thái bình thường mới. Hiện giờ, cảm giác giống như xuất hiện trạng thái BẤT THƯỜNG MỚI. Sự bí ẩn ở khắp nơi. Nhưng bên trong mỗi câu đố là cơ hội rộng lớn nếu bạn nhìn ra được.

Nguồn: Forbes Việt Nam (tháng 5/2022, trang 10)

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.