March 2024

Bảng cân đối kế toán (CĐKT) thể hiện quy mô và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý và năm. Nó khác với báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trong một quá trình, từ ngày đầu đến kỳ của một quý hay một năm.

Cấu trúc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có 2 phần: đó là TÀI SẢN và NGUỒN VỐN. Tài sản thể hiện DN hiện đang có gì trong tay còn Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc của tài sản có bao nhiêu phần đến từ việc đi vay mượn và từ vốn tự có.

Theo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Giải thích báo cáo cân đối kế toán - BCTC

Phân tích bảng cân đối kế toán

Khi phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét nhiều tấm ảnh chụp qua từng giai đoạn. NĐT nên phân tích trong giai đoạn từ 3-5 năm để tìm ra:

  • Sự thay đổi của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm
  • Các điểm trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, nguồn vốn. Từ đó phân tích sâu hơn để trả lời được các câu hỏi:
    • Các khoản phải thu: Doanh nghiệp có bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn không?
    • Hàng tồn kho: Trạng thái hàng tồn kho thế nào? đang tập trung chính ở thành phẩm hay nguyên vật liệu?
    • Tài sản cố định: có tăng trưởng/được đầu tư hợp lý với quy mô của doanh nghiệp không?
    • Các khoản phải trả: Đây là khoản doanh nghiệp phải trả nhà cung cấp, nếu lớn cho thấy doanh nghiệp có vị thế cao hơn so với nhà cung cấp và có thể chiếm dụng được vốn nhiều và ngược lại
    • Vay nợ: Doanh nghiệp có đang vay nợ nhiều không? chủ yếu vay nợ ngắn hạn hay dài hạn? Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào qua các năm. Doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc rủi ro cao khi lãi suất tăng lên
    • Vốn chủ sở hữu: đang theo xu hướng nào, tăng, giảm hay đi ngang? doanh nghiệp có tăng vốn trong các năm gần đây không?
    • Có thể phát hiện ra các sự mất cân đối tài chính. Tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, nếu tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý

Ngoài ra, NĐT cần so sánh với các doanh nghiệp tương đồng, cùng ngành để biết được vị thế doanh nghiệp trong ngành:

  • Quy mô doanh nghiệp đang lớn hay nhỏ trong ngành
  • Tỷ lệ vay nợ cao hay thấp

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta đã nắm được cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các khoản mục trọng yếu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và định vị được vị thế doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn: Chứng khoán An Bình (ABS)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng tiền (cash flow statement) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên để đánh giá khả năng tạo ra tiền của công ty, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của công ty và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo. 

Phân tích dòng tiền - BCTC

Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân ra làm ba hoạt động chính là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tưhoạt động tài chính (xem chi tiết như bên dưới). Tổng của ba hoạt động cho biết lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Lượng tiền thuần này cùng với Tiền và tương đương tiền đầu kỳ và điều chỉnh bởi Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái, quy đổi tiền tệ sẽ ra Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ.

ILưu chuyển từ hoạt động kinh doanhTiền liên quan đến các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư
1Lợi nhuận trước thuếKhoản lợi nhuận trước thuế lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh
 Điều chỉnh cho các khoản không phát sinh tiền mặt trong kỳ báo cáo

–  Khấu hao

–  Các khoản dự phòng

–  Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại

–  Chi phí lãi vay (chưa trả trong kỳ)

2Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 
 Điều chỉnh cho các khoản thực trả trong kỳ báo cáo

–  Vốn lưu động như hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả

–  Tiền lãi vay đã trả

–  Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả

3Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanhNếu số âm là dấu hiệu cảnh báo hiệu quả hoạt động kinh doanh chính. Doanh nghiệp chưa tạo ra đủ tiền chi trả cho hoạt động kinh doanh và các khoản nợ. Do đó doanh nghiệp cần bù đắp thông qua hoạt động tài chính (Vay/tăng vốn chủ sở hữu…) hoặc hoạt động tài chính (bán tài sản, thu từ các khoản cho vay/đầu tư…)
IILưu chuyển từ hoạt động đầu tưTiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
1Các khoản chi

–  Mua sắm tài sản cố định

–  Tiền gửi có kỳ hạn

–  Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

2Các khoản thu

–  Thanh lý tài sản

–  Tiền gửi có kỳ hạn

–  Thu hồi khoản cho vay

–  Thu hồi khoản đầu tư vào đơn vị khác

–  Lãi tiền gửi và cổ tức

3Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

–  Dòng tiền đầu tư thường âm do công ty chi tiền để đầu tư tài sản/dự án để tăng quy mô/tạo thêm doanh thu, lợi nhuận trong tương lai.

–  Nếu dòng tiền đầu tư dương chứng tỏ công ty đã bán tài sản. Bạn cần đánh giá tài sản này có quan trọng không, có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai không. Bạn cần xem công ty đã đầu tư vào đâu và có hiệu quả không.

IIILưu chuyển từ hoạt động tài chínhDòng tiền liên quan đến việc thay đổi quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
1Các khoản thu

–  Tiền thu từ bán cổ phiếu quỹ

–  Tiền thu từ nhận vốn góp của cổ đông không kiểm soát

–  Tiền thu từ đi vay

2Các khoản chi

–  Tiền chi trả nợ gốc vay

–  Tiền chi trả cổ tức

3Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chínhNếu dòng tiền từ hoạt động tài chính lớn, bạn cần xem công ty có vay nợ nhiều không? Dòng tiền này sử dụng để đầu tư tài sản/dự án hay để bù đắp cho hoạt động kinh doanh.
Báo cáo dòng tiền giúp NĐT nhận biết được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo này, NĐT có thể nhận ra bốn điểm quan trọng sau:
  1. Thông tin đầu tư mới của doanh nghiệp: Trong lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp có đang mở rộng, thu hẹp hay đi ngang thông qua tiền chi cho tài sản cố định. Từ đó có thể đưa ra các dự báo về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
  2. Thông tin khấu hao của doanh nghiệp: Khấu hao tài sản thường chiếm một phần lớn trong lợi nhuận, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có tài sản cố định lớn như thủy điện, nhiệt điện, dầu khí… Do đó, NĐT cần xem con số và chính sách khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Từ đó có thể phát hiện ra các doanh nghiệp điều tiết lợi nhuận thông qua tăng hoặc giảm chi phí khấu hao.
  3. Chất lượng lợi nhuận thông qua dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận nhưng lại để cho khách hàng vay nợ quá nhiều sẽ dẫn đến suy giảm về dòng tiền hoạt động kinh doanh. Trong ngắn hạn thì tác động sẽ không lớn nhưng trong dài hạn sẽ dẫn đến sự suy yếu tài chính. Nếu theo dõi trong thời gian 3-5 năm, chúng ta cũng có thể nhận ra các doanh nghiệp đang thổi phồng lợi nhuận/lợi nhuận ảo thông qua dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm.
  4. Chính sách về cổ tức: Doanh nghiệp đang sử dụng phần lớn lợi nhuận để trả cổ tức hay tái đầu tư? Từ đó phần nào đánh giá được triển vọng và tiềm năng của doanh nghiệp.

Nguồn: CTCK ABS

Với sự đốc thúc liên tục của các cơ quan quản lý, dự án Lô B - Ô Môn đã có những tín hiệu rõ ràng hơn về khả năng sớm được triển khai sau thời gian chậm tiến độ. Dự án này có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD, dự kiến đem lại nguồn công việc rất lớn cho các doanh nghiệp thượng nguồn trong 2 - 3 năm tới.

Hiện tại, nhu cầu về dầu khí đang mở rộng, nhất là trong lĩnh vực phát điện. Điện khí sẽ trở thành nguồn điện quan trọng đến năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII, với tỷ trọng chiếm đến 21,8%. Các dự án điện khí đang được đẩy mạnh phát triển, nhưng nguồn cung khí trong nước chưa đủ đáp ứng, nên khí cho phát điện chủ yếu vẫn là khí nhập khẩu.

  • Trước đó, SSI Research ước tính, PTSC sẽ ghi nhận khối lượng công việc liên quan đến Lô B - Ô Môn đến năm 2025 (đường ống phải sẵn sàng hoạt động trước khi khai thác dòng khí đầu tiên vào năm 2026) và ghi nhận khoản lợi nhuận ròng hàng năm từ 70 - 100 tỷ đồng 
  • Ở phân khúc trung nguồn, cơ hội nhiều khả năng sẽ đến với PVCoating, nhờ lợi thế là đơn vị độc quyền trong nước phụ trách chính về mảng bọc ống dẫn dầu khí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVCoating đang theo dõi tiến độ triển khai các dự án Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng, Zawtikia-1E… để tham gia đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng bọc ống. Công ty cũng sẽ mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực nằm trong chuỗi giá trị của PV Gas.
  • PVC-MS cho biết, mục tiêu hiện tại của Công ty là thực hiện liên danh, liên kết với các đơn vị mạnh trong nước để đấu thầu chế tạo, lắp ráp các giàn khoan dầu khí hạng nhẹ và trung bình cho ngành dầu khí như các dự án phát triển mỏ Phú Quốc, Đại Hùng pha 3, đảm nhiệm vai trò nhà thầu phụ cho Vietsovpetro, PTSC...
  • Ban lãnh đạo PVChem cũng nhận thấy doanh nghiệp có cơ hội lớn khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai các siêu dự án như Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh. Theo kế hoạch sản xuất, PVChem đặt mục tiêu duy trì và phát triển tối thiểu 70% thị phần dung dịch khoan trong nước.

Một động lực khác của ngành dầu khí là Việt Nam đã có khung pháp lý hoàn thiện hơn, trong đó Luật Dầu khí năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và được quy định chi tiết tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP, giúp thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí. 

Triển vọng cổ phiếu dầu khí với dự án Lô B - Ô Môn
Triển vọng cổ phiếu dầu khí với dự án Lô B - Ô Môn

Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán (số 13, ra ngày 25/03/2024)

Thị trường chứng khoán nói chung, các công ty chứng khoán nói riêng có nhiều giai đoạn thăng trầm, trong từng giai đoạn đó có những doanh nghiệp dẫn đầu ngành, song theo thời gian, vị trí thống lĩnh dần đổi ngôi nhờ sự “tiến hóa” của thị trường. Ba giai đoạn phát triển nổi bật của các công ty chứng khoán có thể được tóm lược như sau:

Giai đoạn trước năm 2018

Trước khi các công ty chứng khoán Hàn Quốc gia nhập thị trường. Khi đó, thị trường chứng khoán bắt đầu bước qua giai đoạn đi ngang sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2012, nhóm 4 công ty lớn nhất thị trường (Big 4) là SSI, HCM, VCI, VND, chiếm khoảng 75% thị phần.

Trong nhóm Big 4, SSI đẩy mạnh hoạt động IB nhằm tìm kiếm các cơ hội trên thị trường, HSC hướng đến nhóm khách hàng tổ chức, VND tập trung vào khách hàng cá nhân, VCI hướng đến cung cấp dịch vụ IB để tư vấn niêm yết, bảo lãnh cho khách hàng.

Giai đoạn 2018 - 2020

Khi các doanh nghiệp Hàn Quốc gia nhập thị trường. Nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều công ty chứng khoán Hàn Quốc (Mirase Asset, KIS, KBSV…) bắt đầu gia nhập thị trường. Ban đầu, chiến lược của các công ty chứng khoán xứ Kim chi hướng đến việc hưởng chênh lệch lãi suất cho vay giữa thị trường Hàn Quốc và Việt Nam. Nhờ nguồn vốn dồi dào lãi suất thấp, các công ty chứng khoán Hàn Quốc tập trung “lôi kéo” môi giới từ các Big 4 bằng cách chia hoa hồng môi giới cao kết hợp với giảm phí giao dịch xuống mức 0,15%. Nhóm Big 4 dần mất thị phần vào nhóm công ty đến từ Hàn Quốc nên buộc phải hạ dần phí giao dịch để giữ chân khách hàng. 

Trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng cũng thấy ưu điểm của thị trường chứng khoán và bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay thông qua công ty chứng khoán, từ đó các công ty chứng khoán nội địa nhỏ bắt đầu vươn mình và tăng được thị phần nhờ nguồn vốn từ ngân hàng, tiêu biểu như VPS, TCBS. 

Giai đoạn từ năm 2020 đến nay

Dịch Covid-19 xuất hiện và chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện đồng loạt trên thế giới để kích cầu. Phong tỏa được tiến hành trên cả nước nhằm phòng chống dịch kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng khiến nguồn tiền trên thị trường trở nên dồi dào. Trong khi đó, người dân có thể mở tài khoản chứng khoán một cách dễ dàng nhờ công nghệ eKYC được ứng dụng rộng rãi. Từ đây, lượng khách hàng mở mới gia tăng đột biến, kéo theo lượng tiền mới đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, giúp thị trường có những phiên giao dịch trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, có thời điểm đạt 2 tỷ USD.

Miếng bánh thị phần

Miếng bánh thị phần môi giới “phình to” giúp tất cả các công ty trong ngành đều được hưởng lợi, trong đó VPS có tốc độ tăng trưởng thị phần ấn tượng và giành vị trí số 1 vào quý I/2021 (duy trì cho đến ngày nay), chấm dứt một thập kỷ dẫn đầu của nhóm Big 4 mà SSI là đại diện. 

Nhờ chính sách hoa hồng hấp dẫn (dành 50 - 60% hoa hồng cho cộng tác viên và môi giới), kết hợp lãi suất margin thấp và mức phí hợp đồng phái sinh thấp nhất thị trường, VPS dần lấy thị phần từ SSI, HCM, VND và ngày càng kéo giãn khoảng cách thị phần với doanh nghiệp có thị phần lớn thứ hai là SSI. 

Gần đây, SSI buộc phải thay đổi chiến lược khi đưa ra chính sách hoa hồng mới, trong đó chi đến 96% hoa hồng cho các broker. Trước SSI, nhiều công ty khác cũng đã có động thái tương tự như DNSE, VPBS, một số công ty còn miễn phí giao dịch như Pintree, TCBS. 

Nguồn: Báo Đầu tư Chứng khoán (số 13, ra ngày 25/03/2024).

 

Sự phục hồi của nền sản xuất, sự thiếu hụt của nhóm thuỷ điện hay sự kém cạnh tranh của các nhà máy điện khí, cùng các điều kiện thuận lợi từ các yếu tố đầu vào là những dấu hiệu dự báo triển vọng khả quan của nhóm nhiệt điện như HND, QTP, PGV, POW, PPC

Triển vọng cố phiếu nhiệt điện HND QTP PGV
Triển vọng cố phiếu nhiệt điện HND QTP PGV POW PPC

  • Hiện tượng El NiNo từ tháng 4 - 6/2024 (cao điểm nắng nóng), dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ nhiều khả năng tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm qua.
  • Tổng sản lượng điện toàn hệ thống sẽ là 306,4 tỷ kWh. Trong đó, các nhà máy nhiệt điện than vẫn đóng vai trò chủ đạo, ước tính đóng góp 168,7 tỷ kWh, chiếm 55,1% tổng sản lượng toàn hệ thống, tăng hơn 28,8% so với năm 2023 để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng từ các nhà máy thuỷ điện miền Bắc.
  • Giá than đá thế giới đang ở mức 129 USD/tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2023 và được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp sau khi sản lượng và hàng tồn kho tại các nhà máy ở Trung Quốc tăng vọt. Điều này hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp.
  • Chi phí các nhà máy điện khí tăng (giá khí sẽ neo theo giá dầu FO và dầu Brent).
  • Năm 2024, Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán HND) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP) đều được Bộ Công thương dự kiến giao sản lượng điện sản xuất ở mức cao, lần lượt là 7,75 tỷ kWh và 7,72 tỷ kWh, cao hơn sản lượng bình quân thiết kế của 2 nhà máy này là 7,2 tỷ kWh/năm. Với Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP (mã chứng khoán PGV), Bộ Công thương giao chỉ tiêu sản lượng phát điện năm nay là 26,121 tỷ kWh. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán POW), doanh nghiệp này đặt mục tiêu sản lượng điện năm 2024 đạt 16,703 tỷ kWh, tăng hơn 2,26 tỷ kWh so với ước thực hiện năm 2023 (14,443 tỷ kWh).
  • Giá cổ phiếu điện than hiện chỉ tăng khoảng 3% so với đầu năm như PPC, HND, riêng QTP tăng hơn 6%. Với cổ phiếu điện khí, NT2 có mức tăng khoảng 3%, POW tăng chưa tới 1%, PGV giảm hơn 6%. Trong khi đó, kể từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index tăng hơn 11%, nhiều nhóm ngành khác tăng giá mạnh như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí…
  • Nhóm điện than miền Bắc như QTP, HND được đánh giá tích cực do các doanh nghiệp dần bước vào giai đoạn chi trả cổ tức cao (hết nợ vay, khấu hao, sản lượng ổn định và không có nhu cầu đầu tư lớn), mang lại tỷ suất cổ tức tốt hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm.
  • VDSC dự đoán, mức chi trả cổ tức tiền mặt của các doanh nghiệp nhiệt điện trong năm 2024 (chi trả cho năm tài chính 2023) như sau: NT2 tỷ lệ 15%, HND tỷ lệ 8%, QTP tỷ lệ 15%, PPC tỷ lệ 8%.

Nguồn: Báo Đầu tư Chứng khoán số 13 ra ngày 25/03/2024 trang 18-19

Kỳ vọng tích cực cho cổ phiếu dầu khí khi quyết định FID đang đến gần.

Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí thu hút dòng tiền, nhất là các mã PVD, PVS, PVT, nhờ thông tin Bộ Công thương gửi công văn đến các doanh nghiệp dầu khí thúc đẩy tiến độ triển khai chuỗi dự án khí - điện Lô B, mở ra kỳ vọng về giai đoạn tăng trưởng mới của ngành dầu khí. 

Trong đó, Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các bên nước ngoài và chủ đầu tư các nhà máy điện Ô Môn, thống nhất và ký kết các thảo thuận thương mại (GSPA, GSA, PPA) để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong tháng 3/2024, từ đó đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thượng nguồn, bỏ mục tiêu đón dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Kỳ vọng tích cực cho cổ phiếu dầu khí PVS, PVD khi FID đang đến gần.

Bộ Công thương cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án ống dẫn khí (trung nguồn) thúc đẩy các công việc dự án, bảo đảm đồng bộ với tiến độ dự án thượng nguồn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP và Công ty TNHH Điện Ô Môn II sớm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn để triển khai đầu tư xây dựng, đảm bảo đồng bộ với tiến độ của các dự án thượng nguồn và trung nguồn.



Với bờ biển dài hơn 3.260km bao quanh đất nước hình chữ S, Việt Nam có tiềm năng rất dồi dào để phát triển điện gió ngoài khơi, tuy nhiên, việc các dự án điện gió ngoài khơi trở thành hiện thực và phát được điện sẽ không thể nhanh. 



Theo Bộ Công Thương, có bốn vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi cần được làm rõ:

  • Chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.
  • Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch điện lực.
  • Vướng mắc về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.




Cùng tham khảo một số ảnh hưởng từ hiện tượng El NinoLa Nina ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng nông nghiệp của một số nền nông nghiệp quan trọng trong năm 2024 như thế nào.

  • Theo dự báo của CDC, hiện tượng El Nino kéo theo thời tiết nóng, khô ở Châu Á và lượng mưa bất thường ở nhiều vùng của Châu Mỹ sẽ kết thúc trong nửa đầu năm 2024. Sau đó, có đến 55% khả năng La Nina sẽ xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8.
  • Thông thường khi La Nina xuất hiện, các nước Đông Nam Á, Australia và Ấn Độ sẽ chứng kiến nhiều mưa tuyết hơn, trong khi thời tiết tại các vùng trồng ngũ cốc và hạt dầu ở Châu Mỹ sẽ khô hơn. La Nina cũng thúc đầy mùa bão mạnh với sức tàn phá lớn ở Đại Tây Dương, đồng thời làm tăng điều kiện khô hạn ở Nam California và vùng trung tây nước Mỹ. La Nina có thể ảnh hưởng đến sản lượng lúa mì và ngô ở Mỹ, đậu nành và ngô ở khu vực Mỹ Latinh, trong đó có Brazil. Sản lượng gạo của Ấn Độ - nhà xuất khảo gạo lớn nhất thế giới cũng bị giảm vì tác động của hiện tượng gió mùa. Trong khi đó, các nước trồng cọ và lúa ở Đông Nam Á cũng đón nhận lượng mưa thấp hơn thông thường. Nếu La Nina xuất hiện kèm theo gió mùa (kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9) sẽ có lợi cho nông nghiệp vì gió mùa sẽ mang theo lượng mưa đáng kể trong thời gian xảy ra La Nina (khoảng 70% lượng mưa tại Ấn Độ).



Bên cạnh những yếu tố địa chính trị và sự phát triển kinh tế thế giới thì bên dưới là một số yếu tố cần được quan tâm chính về thị trường dầu mỏ năm 2024:

  • Bất ổn địa chính trị: Nga - Ukraine, xung đột Biển Đỏ
  • Nhu cầu tăng trưởng dự báo: 1.1 triệu thùng/ngày (IEA) đến 2.25 triệu thùng/ngày (OPEC)
  • Nguồn cung dự kiến tăng 1.2 - 1.9 triệu thùng/ngày, chủ yếu đến từ các nước ngoài OPEC
  • Sự tuân thủ cắt giảm sản lượng 2.2 triệu thùng/ngày của nhóm OPEC+. Nếu sự cắt giảm này được tuân thủ thì có thể dẫn đến mức thâm hụt 500 nghìn thùng/ngay (theo ANZ).
  • Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt đối với Venezuela thêm 6 tháng nữa kể từ tháng 4/2024. Việc dở bỏ lệnh trừng phạt sớm có thể gia tăng nguồn cung từ Venezuela lên mức 880 nghìn thùng/ngày (2024) và 963 nghìn thùng ngày (2025).
  • Thêm nhiều nhà máy lọc dầu mới ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Trung Đông và Nigeria sẽ làm tăng nguồn cung dầu nhẹ, làm giảm sự chênh lệch giá giữa các loại dầu thô khác nhau trên toàn cầu.



Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.