Cơ bản về bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (CĐKT) thể hiện quy mô và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý và năm. Nó khác với báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trong một quá trình, từ ngày đầu đến kỳ của một quý hay một năm.

Cấu trúc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có 2 phần: đó là TÀI SẢN và NGUỒN VỐN. Tài sản thể hiện DN hiện đang có gì trong tay còn Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc của tài sản có bao nhiêu phần đến từ việc đi vay mượn và từ vốn tự có.

Theo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Giải thích báo cáo cân đối kế toán - BCTC

Phân tích bảng cân đối kế toán

Khi phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét nhiều tấm ảnh chụp qua từng giai đoạn. NĐT nên phân tích trong giai đoạn từ 3-5 năm để tìm ra:

  • Sự thay đổi của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm
  • Các điểm trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, nguồn vốn. Từ đó phân tích sâu hơn để trả lời được các câu hỏi:
    • Các khoản phải thu: Doanh nghiệp có bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn không?
    • Hàng tồn kho: Trạng thái hàng tồn kho thế nào? đang tập trung chính ở thành phẩm hay nguyên vật liệu?
    • Tài sản cố định: có tăng trưởng/được đầu tư hợp lý với quy mô của doanh nghiệp không?
    • Các khoản phải trả: Đây là khoản doanh nghiệp phải trả nhà cung cấp, nếu lớn cho thấy doanh nghiệp có vị thế cao hơn so với nhà cung cấp và có thể chiếm dụng được vốn nhiều và ngược lại
    • Vay nợ: Doanh nghiệp có đang vay nợ nhiều không? chủ yếu vay nợ ngắn hạn hay dài hạn? Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào qua các năm. Doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc rủi ro cao khi lãi suất tăng lên
    • Vốn chủ sở hữu: đang theo xu hướng nào, tăng, giảm hay đi ngang? doanh nghiệp có tăng vốn trong các năm gần đây không?
    • Có thể phát hiện ra các sự mất cân đối tài chính. Tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, nếu tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý

Ngoài ra, NĐT cần so sánh với các doanh nghiệp tương đồng, cùng ngành để biết được vị thế doanh nghiệp trong ngành:

  • Quy mô doanh nghiệp đang lớn hay nhỏ trong ngành
  • Tỷ lệ vay nợ cao hay thấp

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta đã nắm được cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các khoản mục trọng yếu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và định vị được vị thế doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn: Chứng khoán An Bình (ABS)

Giới thiệu cơ bản về bảng cân đối kế toán (CDKT) trong việc đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính (BCTC).

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.