Miếng bánh thị phần và chiến lược cạnh tranh của các công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán nói chung, các công ty chứng khoán nói riêng có nhiều giai đoạn thăng trầm, trong từng giai đoạn đó có những doanh nghiệp dẫn đầu ngành, song theo thời gian, vị trí thống lĩnh dần đổi ngôi nhờ sự “tiến hóa” của thị trường. Ba giai đoạn phát triển nổi bật của các công ty chứng khoán có thể được tóm lược như sau:

Giai đoạn trước năm 2018

Trước khi các công ty chứng khoán Hàn Quốc gia nhập thị trường. Khi đó, thị trường chứng khoán bắt đầu bước qua giai đoạn đi ngang sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2012, nhóm 4 công ty lớn nhất thị trường (Big 4) là SSI, HCM, VCI, VND, chiếm khoảng 75% thị phần.

Trong nhóm Big 4, SSI đẩy mạnh hoạt động IB nhằm tìm kiếm các cơ hội trên thị trường, HSC hướng đến nhóm khách hàng tổ chức, VND tập trung vào khách hàng cá nhân, VCI hướng đến cung cấp dịch vụ IB để tư vấn niêm yết, bảo lãnh cho khách hàng.

Giai đoạn 2018 - 2020

Khi các doanh nghiệp Hàn Quốc gia nhập thị trường. Nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều công ty chứng khoán Hàn Quốc (Mirase Asset, KIS, KBSV…) bắt đầu gia nhập thị trường. Ban đầu, chiến lược của các công ty chứng khoán xứ Kim chi hướng đến việc hưởng chênh lệch lãi suất cho vay giữa thị trường Hàn Quốc và Việt Nam. Nhờ nguồn vốn dồi dào lãi suất thấp, các công ty chứng khoán Hàn Quốc tập trung “lôi kéo” môi giới từ các Big 4 bằng cách chia hoa hồng môi giới cao kết hợp với giảm phí giao dịch xuống mức 0,15%. Nhóm Big 4 dần mất thị phần vào nhóm công ty đến từ Hàn Quốc nên buộc phải hạ dần phí giao dịch để giữ chân khách hàng. 

Trong giai đoạn này, nhiều ngân hàng cũng thấy ưu điểm của thị trường chứng khoán và bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay thông qua công ty chứng khoán, từ đó các công ty chứng khoán nội địa nhỏ bắt đầu vươn mình và tăng được thị phần nhờ nguồn vốn từ ngân hàng, tiêu biểu như VPS, TCBS. 

Giai đoạn từ năm 2020 đến nay

Dịch Covid-19 xuất hiện và chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện đồng loạt trên thế giới để kích cầu. Phong tỏa được tiến hành trên cả nước nhằm phòng chống dịch kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng khiến nguồn tiền trên thị trường trở nên dồi dào. Trong khi đó, người dân có thể mở tài khoản chứng khoán một cách dễ dàng nhờ công nghệ eKYC được ứng dụng rộng rãi. Từ đây, lượng khách hàng mở mới gia tăng đột biến, kéo theo lượng tiền mới đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, giúp thị trường có những phiên giao dịch trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, có thời điểm đạt 2 tỷ USD.

Miếng bánh thị phần

Miếng bánh thị phần môi giới “phình to” giúp tất cả các công ty trong ngành đều được hưởng lợi, trong đó VPS có tốc độ tăng trưởng thị phần ấn tượng và giành vị trí số 1 vào quý I/2021 (duy trì cho đến ngày nay), chấm dứt một thập kỷ dẫn đầu của nhóm Big 4 mà SSI là đại diện. 

Nhờ chính sách hoa hồng hấp dẫn (dành 50 - 60% hoa hồng cho cộng tác viên và môi giới), kết hợp lãi suất margin thấp và mức phí hợp đồng phái sinh thấp nhất thị trường, VPS dần lấy thị phần từ SSI, HCM, VND và ngày càng kéo giãn khoảng cách thị phần với doanh nghiệp có thị phần lớn thứ hai là SSI. 

Gần đây, SSI buộc phải thay đổi chiến lược khi đưa ra chính sách hoa hồng mới, trong đó chi đến 96% hoa hồng cho các broker. Trước SSI, nhiều công ty khác cũng đã có động thái tương tự như DNSE, VPBS, một số công ty còn miễn phí giao dịch như Pintree, TCBS. 

Nguồn: Báo Đầu tư Chứng khoán (số 13, ra ngày 25/03/2024).

Labels:
[blogger][facebook][disqus]

Author Name

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.